Những bài tập vận động cần thiết sau khi thay khớp háng

Tổng hợp bởi bệnh viện Pháp Việt

Sau khi thay khớp háng, việc săn sóc, hướng dẫn bệnh nhân luyện tập, vận động là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vận động không chỉ giúp bệnh nhân giảm thiểu những sơ sót, biến chứng không cần thiết mà còn giúp họ mau chóng trở lại hòa nhập vào các hoạt động cộng đồng.

Ngay sau khi phẫu thuật

Những bài tập này quan trọng cho lưu thông tuần hoàn của chi thể và phòng chống tắc mạch. Nó còn làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp háng. Bệnh nhân có thể bắt đầu những bài tập này trong phòng bệnh trong ngày đầu tiên sau mổ, khi nằm trên giường trong tư thế hai chân dang nhẹ. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu lắm, nhưng nó giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi và làm giảm đau sau mổ.

Gấp duỗi cổ chân: Nhẹ nhàng gấp, duỗi cổ chân. Cứ 5-10 phút làm động tác này vài lần. Động tác này có thể làm ngay sau khi mổ về và tiếp tục làm cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Xoay cổ chân: Làm 5 lần cho mỗi hướng xoay, 3-4 lần/ngày.

Tập vận động khớp gối: Đưa gót chân về phía mông, gấp gối và để bàn chân trên mặt giường. Không để gối đổ vào trong (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày. Tập cơ mông: Co cơ mông và giữ trong 5 giây (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày. Tập dạng chân: Dạng chân tối đa có thể, sau đó khép lại (làm 10 lần), nhưng không được bắt chéo chân. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập cơ tứ đầu đùi: Bó chặt đùi. Gồng cơ đùi. Cố gắng để duỗi thẳng gối, giữ trong 5-10 giây. Tập 10 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút (tập cho đến khi thấy mỏi cơ). Nâng chân: Bó chặt đùi, để gối thẳng trên giường. Nhấc chân lên khỏi mặt giường khoảng 10-15cm, giữ như vậy trong 5-10 giây. Hạ chân xuống từ từ (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).

Những bài tập ở tư thế đứng

Ngày thứ 2-3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập các bài tập ở tư thế đứng. Bệnh nhân có thể nhờ người trợ giúp trong những lần đầu khi bệnh nhân thấy chóng mặt. Khi phục hồi sức khoẻ, họ có thể đứng tập một mình. Khi tập các bài ở tư thế đứng, bệnh nhân phải có điểm tựa vững chắc như thành giường bệnh hoặc tường, tốt nhất luôn có người hỗ trợ đứng bên cạnh. Nâng gối: Nâng gối lên nhưng không cao quá thắt lưng, giữ trong 2-3 giây sau đó hạ chân xuống (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập dạng khớp háng: Giữ cho hông, gối, cổ chân thẳng và cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Dạng chân, sau đó hạ chân từ từ cho tới khi bàn chân chạm đất (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.Tập duỗi khớp háng: Đưa chân ra sau từ từ. Giữ lưng thẳng. Để chân duỗi trong 2-3 giây, hạ chân xuống sàn từ từ. Làm 10 lần. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập đi: Sau vài ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tập đi những đoạn ngắn trong phòng bệnh và tiến hành làm những động tác nhẹ nhàng. Tập đi với khung, chịu tải trọng: Đứng thoải mái và chịu tải trọng cơ thể với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc dùng nạng.

Đi từng đoạn ngắn một (đưa khung hoặc nạng đi trước, sau đó nhấc chân vừa mổ đi từng bước một sao cho gót chân chạm xuống trước). Khi bước đi, gối thẳng, bàn chân vuông góc và đặt toàn bộ bàn chân xuống sàn. Nên nhớ đặt gót chân xuống trước, sau đó đặt cả bàn chân, rồi nhấc các ngón chân rời sàn sau cùng. Cố gắng tập đi nhẹ nhàng nhất có thể. Dần dần, BN có thể dồn càng nhiều tải trọng của cơ thể lên chân mổ. Tập đi với gậy hoặc nạng: Khung tập đi thường dùng cho những tuần đầu sau mổ giúp cho bệnh nhân giữ thăng bằng và tránh bị ngã.

Sau đó, bệnh nhân có thể dùng nạng hoặc gậy chống hỗ trợ trong những tuần tiếp theo cho đến khi thấy sức cơ phục hồi và có thể lấy lại được thăng bằng. Nạng và gậy được sử dụng ở bên tay đối diện với khớp bị mổ. BN có thể sử dụng 1 nạng hoặc gậy chống khi đứng và giữ thăng bằng mà không cần khung tập đi (khi đó trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân và không cần phải vịn tay trong như khi đang sử dụng khung tập đi).

Ngoài bài tập như trên, cần hướng dẫn cho bệnh nhân một số vấn đề quan trọng sau:
Các động tác không nên làm sau phẫu thuật thay khớp háng để phòng sai khớp nhân tạo:
Không gấp khớp háng quá 90 độ. Không bắt chéo chân thay khớp sang chân lành. Xoay bàn chân vào trong quá mức. Để tránh xoay ngoài khớp nhân tạo. Ngoài ra, để tránh 3 động tác trên, không chơi các môn thể thao như nhảy cao, nhảy xa, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông…Không mang vác vật nặng…

Xem thêm blog về đau khớp háng

Nghiên cứu

Xem thêm tại bệnh viện FV

Câu hỏi 1: Các triệu chứng chủ yếu của viêm khớp mãn tính là gì ?
Trả lời: Đau khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi, cứng khớp, sưng, nóng khớp...


Câu hỏi 2: Khi đi khám, nên nói những gì với bác sỹ ?
Trả lời: Bạn nên thông báo với bác sỹ các triệu chứng kèm theo ngày giờ gặp phải. Các triệu chứng này là tự phát hay xảy ra sau một tai nạn nào đó. Các cơn đau xảy ra thỉnh thoảng, chỉ khi vận động hay cả khi nghỉ ngơi? Vị trí của chỗ đau? Chỗ đau có bị sưng hay nóng không ?

Câu hỏi 3: Tôi nên điều trị nội khoa bao nhiêu lâu trước khi đến gặp bác sỹ phẫu thuật về chấn thương chình hình ?
Trả lời: Bạn nên tìm đến các bác sỹ chuyên khoa về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sau khi mà các biện pháp chữa trị dùng thuốc thông thường không mang lại kết quả đáng kể, trạng thái đau và hạn chế vận động không giảm đi mặc dù bạn đã dùng hoặc thay nhiều loại thuốc khác nhau. Các bác sỹ phẫu thuật là những người có các khả năng chữa trị các cơn đau của bạn. Bác sỹ phẫu thuật sẽ căn cứ vào các cơn đau của bạn, phim chụp X quang cũng như thăm khám trực tiếp từ đó đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Chúng tôi cho rằng, sau một chấn thương mà điều trị thuốc 2 đến 3 tuần vẫn không khỏi bạn nên gặp bác sỹ ngoại chấn thương chỉnh hình. Đối với các cơ đau xảy ra không liên quan đến một chấn thương cụ thể, tốt nhất là sau 2 đến 3 tháng điều trị thuốc thông thường không hiệu quả, bạn nên sắp xếp lịch đến gặp bác sỹ ngoại chuyên khoa. Tuy là một bác sỹ ngoại, nhưng bác sỹ chấn thương chỉnh hình có cả các khả năng đưa ra các giải pháp nội và ngoại khoa điều trị dạng bệnh lý này.

Câu hỏi 4: Có các dạng điều trị không dùng đến phẫu thuật nào đối với điều trị viêm khớp gối mãn tính?
Trả lời: Có rất nhiều biện pháp điều trị để lựa chọn trước khi chọn biện pháp cuối cùng là phẫu thuật. Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi lối sống và dùng các công cụ hỗ trợ để đi lại như gậy ba tong. Biện pháp thứ hai là áp dụng các bài tập thể dục, chạy vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân hồi phục các chức năng vận động. Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm khác... Biện pháp điều trị nội khoa cuối cùng có thể là phải tiêm thuốc trực tiếp vào khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên phương pháp này phải có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, bệnh nhân không thể tự mình quyết định được.

Câu hỏi 5: Tiêm thuốc vào khớp để điều trị viêm khớp là như thế nào ? Để thực hiện nó cần các điều kiện gì ?
Trả lời: Có nhiều loại thuốc được người ta sử dụng để tiêm vào khớp nhằm điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, công dụng thực sự của phương pháp này chưa được hoàn toàn chứng minh. Có một số thuốc được tiêm trực tiếp vào ổ viêm nhằm mục đích kích thích cơ thể tiết dịch khớp và do đó làm giảm đau cho khớp khi vận động. Tiêm thuốc dòng steroid vào khớp ngoài tác dụng giảm đau ngắn hạn còn có tác dụng chẩn đoán liệu cơn đau có nguồn gốc từ khớp bị bệnh hay không hay là do đau lan toả từ các bộ phận khác.

Câu hỏi 6: Có các bài tập thể dục nào giúp cho luyện tập và phục hồi khả năng vận động của khớp gối, do đó giúp cho loại trừ hoặc giảm đi các cơn đau ?
Trả lời: Nói chung, các bài tập co duỗi, không mang vác vật nặng, xoay chuyển khớp khối nhưng không di chuyển đi lại nhiều đều có tác dụng tốt đối với các khớp gối bị viêm. Sẽ rất khó đưa ra các bài tập thể dục đúng nếu không xem phim chụp X quang khớp gối bị viêm.

Tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sỹ ngoại chấn thương chỉnh hình, người tốt nhất có thể đưa ra các lời khuyên về các bài tập thể dục cũng như các phương pháp điều trị vật lý trị liệu cần thiết.

Câu hỏi 7: Khớp gối bị kêu răng rắc khi chuyển động có phải là một triệu chứng của viêm không ?
Trả lời: Điều đó chưa hoàn toàn là triệu chứng viêm khớp. Bạn nên tiếp tục theo dõi hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Câu hỏi 8: Bệnh viêm khớp có thể phòng ngừa được không ?
Trả lời: Do nguyên nhân của viêm khớp chưa thật sự được biết rõ nên không có một biện pháp cụ thể nào cũng như vắc xin để phòng bệnh.

Câu hỏi 9: Nếu điều trị nội khoa 1 đến 2 tháng không khỏi thì nên làm gì ?
Trả lời: Nếu điều trị nội khoa không khỏi thì cần cân nhắc đến loại thuốc gì đã sử dụng. Biện pháp cuối cùng là can thiệp ngoại khoa. Hiện nay, phẫu thuật thay khớp nhân tạo ngày càng phát triển mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn đối với hàng triệu người trên thế giới.

Câu hỏi 10: Thay khớp gối có phải là biện pháp giải quyết triệt để bệnh viêm khớp không?
Trả lời: Hầu hết các bệnh nhân sau khi được tiến hành thay khớp gối đúng kỹ thuật do các chuyên gia thay khớp thực hiện, sau 2 tháng luyện tập phục hồi chức năng, sẽ bình phục gần như hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ hết đau, kể cả lúc vận động cũng như lúc nghỉ ngơi và ngủ. Bệnh nhân sẽ đi lại vận động gần như lúc bình thường, bệnh nhân có thể đi bộ và tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động xã hội như du lịch.

Với sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ trong y tế hiện nay cũng như trong tuơng lai, có thể nói rằng thay khớp gối là một biện pháp triệt để giải quyết nhu cầu giảm đau và phục hồi vận động bình thường của các bệnh nhân viêm thoái khớp gối.

Chữa trị viêm xoang dùng cây hoa ngũ sắc

Xem them tại benh vien fv

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn. Tuy có tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" loại cây này lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Thảo dược có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Ở Việt Nam, khoảng 20% người dân bị viêm xoang. Bệnh khởi phát dưới ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, độ ẩm, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ địa... và rất hay tái phát. Việc điều trị thường kéo dài 3-6 tháng, thậm chí có người phải điều trị nhiều năm liên tục với những thuốc Tây y đắt tiền. Mỗi đợt thuốc có thể tốn hàng triệu đồng khiến nhiều bệnh nhân không "theo" được.

Những chia sẻ dưới đây của thạc sĩ Phạm Bích Đào sẽ giúp người bệnh viêm xoang có thêm một giải pháp chữa bệnh từ cây hoa cứt lợn.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.


Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang.
Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và được hướng dẫn cách thực hiện khi tự dùng thuốc ở nhà.

Chữa trị viêm xoang dùng kĩ thuật khí dung

Xem thêm tại bệnh viện FV

Là phương pháp điều trị tại chỗ thường gặp ở các cơ sở y tế và gia đình, khí dung hiện cho hiệu quả khá tốt với bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang.

Phương pháp khí dung sử dụng máy bơm đẩy mạnh dung dịch thuốc được pha chế sẵn, chuyển thành các hạt khí nhỏ khoảng 50 micron vào xoang mũi của người bệnh. Các hạt khí thuốc này bay trong khí hít thở để đến được mọi khe ngách ở mũi, vào được các xoang dễ dàng, thấm qua niêm mạc mũi xoang.

Đây là phương pháp điều trị viêm mũi - xoang hiệu quả và tiết kiệm.Thuốc sử dụng trong khí dung rất rộng rãi, tùy theo tình trạng bệnh, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc là các thuốc dưới dạng dung dịch, nước.


Khí dung là biện pháp khá hiệu quả với bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang.
Thông thường, mỗi lần thực hiện khí dung cần:
- Thuốc co mạch naptazolin hay ephedrin 2- 3ml.
- Corticoid không quá 50 mg hydrocortison.
- Kháng sinh: tùy loại như với penicillin không quá 100.000 đơn vị (1/10 lọ 1 triệu đơn vị)Với máy khí dung thông thường, trong 10 - 15 phút sẽ hết 2-3 ml thuốc.
- Mỗi ngày, người bệnh có thể thực hiện khí dung từ một lần đên 3 lần.
Cách thực hiện khí dung:
- Trước hết, bạn cần đặt bông hay nhỏ thuốc co mạch, xì hay hút sạch mũi, đảm bảo thở thông thì việc làm này mới có tác dụng.
- Để nhẹ hai đầu ống thông vào hai lỗ mũi, thở hít đều, sâu, chậm, lưu ý là lúc cuối thì hít vào và đầu thì thở ra, như vậy các hạt khí mới vào được trong xoang, không nên thở nhanh, thở gấp hay nhịn thở. Trong suốt thời gian khí dung có thể bỏ ra để nghỉ hay xì mũi nếu dịch muic ra nhiều.
- Khi pha kháng sinh phải đảm bảo tan hết, kháng sinh trong lọ hay ống lấy ra phải sử dụng ngay.


- Để kiểm tra máy khí dung: có thể để một gương nhỏ trước luồng khí phun ra, máy chỉ làm ướt, mờ nhẹ gương là được, nếu khí phun ra thành hạt to đọng lại trên gương là ít quá thì không có tác dụng, do các hạt nhìn thấy được lớn hơn 100 micron không vào được xoang.
Máy khí dung mũi - xoang cũng được sử dụng để khí dung họng - thanh quản (ngậm đầu ống ở họng). Với trẻ em bị viêm mũi họng có thể úp mặt nạ để luồng khí tới cả mũi họng. Do phương pháp khí dung giúp người bệnh hấp thụ hết thuốc nên cần cận trọng, không sử dụng lâu dài các loại thuốc: Corticoid, streptomixin. Bởi điều đó có thể gây các tai biến hay phản ứng.

Viêm tai giữa tránh được tự dùng thuốc

Xem thêm tại Bệnh viện FV

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị hợp lý.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Long Hải, Trưởng khoa Thính học, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn cho biết, tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó tai giữa gồm chuỗi xương con, vòi nhĩ, hòm nhĩ. Viêm tai giữa tức là viêm vùng hòm nhĩ, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Bệnh viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tai bị chảy mủ, tổn thương màng nhĩ, dẫn đến nghe kém, hoặc có thể điếc không hồi phục. Không ít trường hợp, do người bệnh chủ quan nên dịch mủ ăn vào xương tai, ăn vào não, dẫn đến biến chứng nội sọ, có thể gây áp xe não, xuất huyết não, dẫn đến tử vong.


Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể tự phát do viêm nhiễm vùng mũi họng hoặc do vi trùng, siêu vi từ bên ngoài xâm nhập vào tai.

Theo bác sĩ Hải, đường vòi nhĩ ở tai giữa thông xuống vùng mũi, vùng VA. Do đó, tình trạng viêm tai giữa xảy ra một phần là do viêm VA, vi trùng xâm nhập theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm nhiễm. So với người lớn, đường vòi nhĩ của trẻ em ngắn hơn, vi trùng lên dễ dàng nên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bên cạnh đó, do trẻ nằm nhiều, khi nằm vòi nhĩ nằm ngang, cũng góp phần tạo điều kiện cho vi trùng nhanh lây lan lên tai. Các bệnh lý đường hô hấp cũng có thể là tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, những tác động từ bên ngoài như việc để tai tiếp xúc với môi trường gây viêm nhiễm, do ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể gây bệnh.

“Triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa là ngứa tai, đau tai, bứt rứt, khó ngủ, thậm chí có thể sốt, chóng mặt. Bệnh tiến triển nặng sẽ gây chảy dịch tai, chảy mủ tai, thủng màng nhĩ và sức nghe giảm. Vì vậy cần nhanh chóng đi khám khi có những triệu chứng nói trên”, bác sĩ Hải nhấn mạnh.

Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn, không để lại di chứng nếu điều trị đúng. Tùy từng thể trạng bệnh mà có cách điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó các phương pháp điều trị nội khoa, phương pháp khám nội soi là chủ yếu, tránh được những thủ thuật, phẫu thuật như trước đây.

Trong điều trị, cần thiết phải dùng các dụng cụ y khoa rửa sạch tai, sạch mủ và sau đó tiến hành dùng thuốc, chủ yếu là kháng sinh, các loại thuốc chống viêm. Hiệu quả nhất là cấy kháng sinh đồ để tránh nhờn thuốc. Cũng có trường hợp cần đặt ống thông vòi nhĩ nếu kháng sinh không hiệu quả hay phải tiến hành nạo VA để trị bệnh.

Việc chẩn đoán và điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Không ít người cho rằng bệnh này đơn giản nên thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều trường hợp bệnh nhân phải điếc do gặp những biến chứng của các loại thuốc uống, thuốc nhỏ tai không phù hợp.

Khi sử dụng thuốc, cần phải dùng đủ liều lượng, đủ thời gian theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ điều trị giữa chừng, dễ gây kháng thuốc. Nếu đang mắc bệnh, cần tránh đi bơi.

Việc phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
- Cần giữ vệ sinh tai, môi trường sống sạch sẽ, cẩn trọng khi lấy ráy tai, sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai hợp vệ sinh, dùng một lần.
- Không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau tai, chú ý giữ tai khô thoáng, vệ sinh tai kỹ sau khi đi bơi, ngâm mình dưới nước.

Với trẻ em, khi trẻ bú xong, ăn uống xong không nên nằm liền vì như đã nói, khi trẻ nằm sẽ tạo điều kiện cho vi trùng (nếu có) từ vùng họng nhanh xâm lấn lên tai.

Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị triệt để các ổ viêm vùng mũi họng như điều trị viêm mũi xoang, thường xuyên bị phải cân nhắc nạo VA. Trẻ cần được chữa sổ mũi, ho kịp thời.