Thay khớp háng ở người cao tuổi



Gãy cổ xương đùi là một tai nạn rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do ngã trượt chân trên nền cứng, ngã đập vùng hông xuống đất, mật độ xương thấp và giòn do tuổi cao nên dẫn tới nguy cơ này. Để giải quyết và hạn chế những biến chứng thì phẫu thuật thay khớp háng là lựa chọn tối ưu nhất.

Những rắc rối gặp phải

Do không liền xương và/hoặc tiêu chỏm xương đùi nên người bệnh khó có khả năng đi lại như trước khi gãy và kéo theo một loạt các hệ lụy do phải nằm tại chỗ, bất động như: chăm sóc vệ sinh cá nhân khó khăn; khó xoay trở, thay đổi tư thế người bệnh trên giường; đau đớn kéo dài do các đầu xương gãy chạm vào nhau; do nằm lâu nên các cơ quan như đại tràng, bàng quang không hoạt động sinh lý, dẫn đến đại tiểu tiện khó khăn, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; loét ở những vùng tỳ đè như mông, gót chân, lưng...; ứ trệ đờm dãi, phản xạ ho kém do nằm lâu, đau đớn sẽ gây ra viêm phổi do bội nhiễm, viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới do người bệnh không hoặc ít vận động...

Một giải pháp tối ưu

Để giải quyết và hạn chế những biến chứng này, phẫu thuật thay khớp háng là một lựa chọn giúp người bệnh đỡ đau đớn; có thể ngồi dậy sớm ngay ngày đầu sau mổ, do vậy giúp vỗ rung, long đờm, hạn chế nguy cơ viêm phổi; giúp xoay trở, chăm sóc người bệnh dễ dàng hơn, tránh loét ở những vùng tỳ đè, đại tiểu tiện dễ dàng hơn...

Tuy nhiên, để có thể phẫu thuật được và phẫu thuật an toàn, bác sĩ cũng như người bệnh và gia đình phải cân nhắc những yếu tố rủi ro và nguy cơ ngoài mong muốn, thậm chí là tử vong trong và sau mổ, như: thể trạng người bệnh có đủ để phẫu thuật không? có các bệnh phối hợp không (ĐTĐ, FHA, tim mạch...); tiền sử dị ứng với các loại thuốc; nguy cơ của gây tê, gây mê; nguy cơ trong phẫu thuật...

Kỹ thuật thay khớp háng bán phần

Thực tế và kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, mặc dù phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam đều có tỷ lệ rủi ro và tử vong nhất định nhưng với những trường hợp thể trạng người bệnh cho phép, đầy đủ phương tiện, trang thiết bị gây mê và phẫu thuật, thay khớp háng vẫn còn khả năng mang lại hy vọng cho người bệnh.

Người bệnh sẽ được vô cảm bằng gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản. Sau khi rạch da đường phía sau ngoài, phẫu thuật viên sẽ bộc lộ khớp háng. Khi mở vào bao khớp sẽ thấy đường gãy ở cổ xương đùi. Tiếp theo phẫu thuật viên sẽ lấy bỏ chỏm xương đùi rồi doa phần thân xương đùi để phù hợp với loại chuôi khớp háng sẽ thay thế.

Sau khi lắp chuôi thử nếu thấy vận động tốt, khớp vững, có chiều dài chi bình thường, phẫu thuật viên sẽ thay khớp háng bán phần loại có hoặc không có xi măng. Đặt lại khớp háng, kiểm tra độ vững của khớp, tư thế khớp. Phẫu trường được dẫn lưu kín, hút áp lực âm. Vết mổ được khâu phục hồi phần mềm theo các lớp giải phẫu và băng vô khuẩn.

Theo benh vien fv 

Thoái hóa khớp gối ở phụ nữ



Theo thống kê thì tỷ lệ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam, chiếm khoảng 80%.
Bệnh liên quan chặt chẽ đến yếu tố "thừa cân", các dị tật của trục khớp gối và các di chứng của bệnh lý tại khớp như viêm, chấn thương.

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân. Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Giai đoạn đầu đau âm ỉ, không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối. Giai đoạn muộn, đau tăng và kéo dài liên tục.

Hạn chế vận động, khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối. Có thể có tiếng “lạo xạo" trong khớp gối khi cử động.

Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu, hoặc vào buổi sáng khi bắt đầu vận động, thường cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.

Khớp gối có thể sưng to, có nước nhưng hiếm khi có dấu hiệu viêm nặng (sưng nóng đỏ đau). Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối, còn gọi là nang Baker.

Teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động.

Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.

Dấu hiệu Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Ngoài các bước cơ bản trong điều trị thoái hóa khớp nói chung, trong điều trị nội khoa chú ý dùng giày chỉnh trục, giày sẽ đựơc lót miếng chêm phần gót hoặc bờ bên để giảm lực tác dụng lên khớp gối. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để giảm lực tỳ đè cho khớp gối như mang nẹp khớp gối, gậy chống, nạng, khung đi.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.

Điều trị qua nội soi khớp, người ta có thể rửa khớp loại bỏ các yếu tố gây viêm, lấy bỏ các dị vật (có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra, hoặc các thành phần bị canxi hóa), gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn chêm bị tổn thương. Tuy nhiên, có nghiên cứu theo dõi dài hạn (trên 2 năm) cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau cũng như làm chậm tiến triển của bệnh giữa 3 nhóm đối tượng được phẫu thuật nội soi rửa khớp, được phẫu thuật nội soi gọt giũa mặt khớp, và nhóm không được điều trị.  Kết quả trên cho thấy hiệu quả của phương pháp nội soi có thể còn hạn chế.

Cũng thông qua nội soi khớp có thể tiến hành ghép sụn lên bề mặt của sụn bị thoái hóa. Kết quả bề mặt sụn bị thoái hóa được phủ bởi lớp sụn mới. Tuy nhiên hiệu quả đạt được của các kỹ thuật trên còn thấp, do đó chưa được áp dụng rộng rãi.

Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong kiểu chân chữ X hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).
Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Theo benh vien fv 

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm khớp



Bệnh viêm khớp thường có hai triệu chứng chính là viêm và đau, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như gây khó chịu cho người bệnh. Ngoài các phương pháp chữa trị thì chúng ta cũng có thể giảm bớt sự khó chịu này thông qua bữa ăn hàng ngày.Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo.

1. Thực phẩm cải thiện bệnh viêm khớp

 Chế độ ăn cho các bệnh nhân bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…

 Táo là loại quả rất quan trọng vì nó có khả năng chống lại các phản ứng viêm.

 Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như:tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh.

 Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của bệnh nhân. Một số loại như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.

 Các  loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo ômêga 3 - chất quan trọng để hạn chế viêm.

 Một nhóm thực phẩm không thể thiếu là ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

 Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

 Các nguồn thức ăn giàu ma-giê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

 2. Những thực phẩm cần tránh

Giảm lượng phốt-pho đưa vào cơ thể. Vì nếu lượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi. Canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Thực phẩm giàu phốt-pho là thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng chứa nhiều a-xít uric không tốt cho bệnh nhân.

Thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa cần giảm mặc dù  những thực phẩm này rất giàu protein, vitamin và khoáng chất bởi vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm.

Nói không với đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu . Những loại thực phấm hấp dẫn này chứa quá nhiều dầu và chất béo.

Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng vì chúng càng làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.

Giảm muối, đường và rượu vì chúng làm giảm sự hấp thu can-xi của cơ thể. Ngoài ra, các đồ uống ngọt cũng nên tránh bởi chúng chứa rất nhiều đường và hàm lượng phốt-pho cao.

Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.

Một chế độ ăn hợp lý chắc chắn sẽ giúp giảm viêm ở các khớp và giảm đau do viêm khớp. Ngoài ra bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, bởi có những nghiên cứu chỉ ra rằng các mô mỡ sản xuất ra các hormone trực tiếp dẫn đến viêm và đau.

Sưu tầm bởi benh vien fv 

6 yếu tố làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới

Có không ít tác nhân gây ảnh hưởng lớn, làm giảm chất lượng tinh trùng đã bị các đấng mày râu bỏ qua. Điều này đe dọa trầm trọng khả năng làm cha của nam giới.

Tinh trùng có nhiệm vụ duy trì và bảo tồn giống nói. Mỗi ngày có khoảng 24 triệu tinh trùng được sản sinh ra. Chúng có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ tính được bằng micromet nhưng lại có thể di chuyển rất nhanh trong đường sinh dục để gặp trứng và thụ tinh. Tinh trùng nào di chuyển nhanh hơn thì có cơ hội gặp trứng lớn hơn. Cũng trong quá trình này, rất nhiều tinh binh bị chết.

Xác suất thụ thai thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của tinh trùng. Có không ít tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của tinh trùng đã bị các đấng mày râu bỏ qua. Điều này đe dọa trầm trọng khả năng làm cha của nam giới.


Một số tác nhân có hại cho tinh trùng của nam giới bao gồm:

1. Nhiệt độ cao
Tinh binh chỉ có thể được sản sinh và lớn lên trong môi trường có nhiệt độ thích hợp, thông thường là khoảng 35-36 độ C, nghĩa là thấp hơn nhiệt độ của cơ thể 1-2 độ C.

Vì vậy, nếu nhiệt độ của hai tinh hoàn (hai nhà máy sản xuất tinh trùng) tăng lên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất tinh trùng cũng như làm cho tinh trùng dễ bị "chết yểu". Một số thói quen như ngâm nước nóng quá lâu, mặc quần jean chật, mặc quần sịp không đúng cách... có thể là gây hại cho tinh trùng vì làm tăng nhiệt độ ở vùng này.

2. Chế độ dinh dưỡng kém
Số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng cũng phụ thuộc vào chế độ ăn uống của người đàn ông. Nếu được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, tinh trùng của họ sẽ khỏe mạnh hơn. Ngược lại, những người đàn ông ăn uống kiêng khem hoặc thiếu một số chất như vitamin A, vitamin E hay một số axit béo, axit amin và kẽm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Các loại thức ăn chứa nhiều hormone sinh dục (như đậu nành...) nếu tích tụ lâu ngày, có thể ức chế quá trình sinh tinh.

3. Rượu, thuốc lá
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh sản Aberdeen (Scotland) sau khi nghiên cứu trên 16.000 mẫu tinh dịch của 7.500 đàn ông trong vòng 13 năm, đã đưa ra cảnh báo chính thức về tác hại rõ rệt của rượu và thuốc lá lên chất lượng tinh trùng.

Uống rượu, bia còn ảnh hưởng đến cả tính chất, số lượng và tính di động của tinh trùng. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc gồm có: nicotin, CO2, các chất thơm thuộc nhóm benzen... có khả năng làm giảm số lượng và độ di động của tinh trùng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học quốc gia Singapore cũng cho hay, hầu hết những nam giới bị vô sinh đều hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu.

4. Bức xạ từ máy móc
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất của các chuyên gia Hungari, sóng điện thoại di động có thể hủy hoại tinh trùng của nam giới. Người cho ĐTDĐ vào túi quần và đeo ở thắt lưng thường xuyên sẽ bị giảm chất lượng tinh trùng.

Bức xạ điện từ từ thiết bị điện, máy tính, lò vi sóng… có thể làm teo mô tinh trùng, khiến cho tinh trùng bị dị dạng hoặc suy giảm về chất lượng. Những tinh trùng yếu nếu thụ thai có thể sinh ra những em bé bị dị tật.


5. Bệnh tật
Một số bệnh cũng ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng bao gồm: Tinh hoàn nhầm chỗ, giãn búi mạch tinh và quai bị.

- Tinh hoàn nhầm chỗ: Nếu tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng và không xuống được bìu thì tinh hoàn đó không có khả năng sinh tinh dù cho nó vẫn có khả năng chế tiết được testosteron.

- Giãn búi tĩnh mạch tinh: Búi tĩnh mạch tinh bị giãn ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh vì làm nhiệt độ của bìu tăng lên, do lưu giữ nhiều chất của quá trình dị hoá lắng đọng tại đó hoặc do giảm máu vào động mạch tinh vì huyết áp tĩnh mạch tăng lên.

- Các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do virut như quai bị, đậu mùa, thuỷ đậu, gian mai có thể làm teo, hoại tử tinh hoàn.

6. Nội tiết tố
Nội tiết tố là những chất hóa học được sản xuất ra từ một số tế bào nào đó sau đó được đưa vào máu để đến các cơ quan khác nhau và phát huy tác dụng sinh lý của nó. Sự suy giảm hay mất cân bằng của các nội tiết tố nói trên đều có thể làm ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng.

Tham vọng tái sinh "trái cấm" huyền thoại - thử ADN

Lấy cảm hứng từ "trái cấm" đã cám dỗ Adam và Eve ở Vườn địa đàng, một nhà nghiên cứu Mỹ muốn tạo ra phiên bản trái táo huyền thoại của riêng ông, sử dụng bách khoa toàn thư trực tuyến mở Wikipedia.

Joe Davis, 63 tuổi, họa sĩ sinh vật học đến từ phòng thí nghiệm di truyền George Church thuộc Trường Y, Đại học Harvard (Mỹ) đã nghĩ ra một công thức toán để tăng thêm các lớp dữ liệu thử ADN. Ông hiện lên kế hoạch cho thêm một phiên bản mã hóa của bách khoa toàn thư trực tuyến vào ADN của một giống táo 4.000 năm tuổi, để có được thứ quả giống "trái cấm" trong truyền thuyết kinh thánh nhất.


Ông Davis đặt tên cho quả táo đang tái tạo là Malus ecclesia. Trong tiếng Latin, Malus có nghĩa là "cây táo ma quỷ", trong khi ecclesia ám chỉ nhà thờ, vừa mang ý nghĩa tôn giáo, vừa đại diện cho tên phòng xét nghiệm ADN của ông.

Hợp tác với các nhà khoa học và toán học Dana Boyle và Madeline Prye-Ball, ông Davis đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm một loại táo đủ độ tuổi cho dự án. Đến cuối năm ngoái, ông đã được gửi tặng rễ và các lá của một giống táo 4.000 năm tuổi.

Tại hội thảo 30c3 ở Đức vào tháng 12/2013, ông Davis từng tuyên bố: "Tôi không thể ngừng nghĩ về toán học và xét nghiệm gen. Tôi đã tìm ra một cách không chỉ đưa một lớp, mà rất nhiều lớp thông tin vào một gene, giống như các con búp bê Babushka. Mỗi phân tử ADN sẽ chứa đựng 3 trang thông tin. Điều này là vì,thử ADN có thể được mô tả bằng 3 chữ số độc nhất vô nhị".

Ông Davis cũng tiết lộ mong muốn "tạo ra thứ quả có khả năng cám dỗ cả ma quỷ".
Do kích cỡ khổng lồ của Wikipedia, ông Davis và các cộng sự chỉ chọn mã hóa 50.000 trang đầu tiên của bách khoa toàn thư trực tuyến, vốn chiếm 50% tổng số trang được viếng thăm nhiều nhất khắp website này. Số dữ liệu được sử dụng có dung lượng tương đương 350MB.

Báo New Yorker dẫn lời ông Davis cho hay, bộ gene của quả táo giống như một cuốn sách 750 triệu chữ, chỉ bao gồm 4 chữ cái mã hóa thử ADN là A, T,C và G (tên viết tắt của 4 loại nucleotide cấu thành ADN). Các từ ngữ được chuyển dịch thành các chữ cái này của thử ADN nhờ một mã toán học, tương tự như cách bảng mã Morse (dùng truyền tin trong vô tuyến điện báo) và quy tắc tốc ký ép nén từ ngữ thành một dấu hiệu đơn.

Một khi đã được mã hóa, những chữ cái này được đặt vào bên trong quả táo nhờ những vi khuẩn đang tiến hóa, để chèn hệ gene của nó qua thành tế bào. Bằng cách đưa thông tin vào các lỗ hổng của xét nghiệm ADN, ông Davis tin rằng quá trình này sẽ không làm ảnh hưởng tới hương vị và kết cấu của quả táo.

Dự án đầu tiên, sử dụng kỹ thuật tương tự của ông Davis là đưa các tác phẩm của nhà triết học Hy Lạp Heraclitus vào các gene của một con ruồi. Trong dự án mới, quả táo Malus ecclesia còn được gọi là "trái cấm", vì việc ăn thực vật biến đổi gene ở Mỹ đang chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp nước này.

Xét nghiệm ADN anh chị em

Xét nghiệm 16 Locus gen trên nhiễm sắc thể Y Sử dụng bộ kit AmpFLSTR_Y filer - AppliedBiosystems (Mỹ) độ chính xác 99,99998%, xét nghiệm này phân tích mối quan hệ:
- Ông nội – Cháu trai
- Chú, Bác – Cháu trai
- Anh trai – Em trai
Bản giá xét nghiệm ADN anh chị em


Xét nghiệm 12 Locus gen trên nhiễm sắc thể X, độ chính xác 99,9998%, xét nghiệm này phân tích mối quan hệ:
- Bà nội – Cháu gái
- Chị - Em gái có cùng cha
- Chị em gái của mẹ với cháu


Xét nghiệm ADN ty thể:
Xét nghiệm này phân tích các mối quan hệ theo dòng mẹ:
- Bà ngoại – Cháu
- Anh, Chị - Em có cùng mẹ
- Chị em gái của mẹ với cháu

Tìm hiểu về bệnh đau khớp gối và cách phòng tránh



Đau khớp gối là một trong những căn bệnh thường thấy nhất ở tuổi già. Tuy nhiên, mặc dù được nhắc đến rất nhiều, liệu bạn đã hiểu biết đúng về căn bệnh này?

Theo một nghiên cứu mới đây của đại học Keele- Anh, bệnh đau khớp gối ở người già không phải là căn bệnh độc thân. Phần lớn, bệnh này là một phần của hàng chuỗi những cơn đau kinh niên khác.
Hơn 6.000 người từ 50 tuổi trở lên mắc bệnh đau khớp gối đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy 57 % trong số họ cũng đã bị đau ở những vùng khác trên cơ thể như đau ngang thắt lưng, đau cổ và đau hông. Những chỗ đau này khiến tình trạng thể chất của họ kém hơn so với những người khác . 43% bị bệnh khớp còn lại không phát hiện thêm chỗ đau nào khác.

Như vậy, có thể cho rằng phần lớn những người bị đau khớp là do mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính. Nhưng những ai bị đau cả ở những vùng khác thì có thể do những nhân tố khác- tiến sĩ Peter Croft , trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Bệnh viêm khớp xương mãn tính rất phổ biến. Nó được biết đến như là các dạng bào mòn của khớp do lớp sụn đệm giữa các khớp nối bị suy thoái theo thời gian, làm sưng tấy, đơ cứng và đau.
Viêm khớp đầu gối có thể gây đau ở chỗ khác thông qua sự tác động đến tư thế, dáng đi hoặc hoạt động. Béo phì có thể là tác nhân gây đau đa phần cơ thể.

Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát hơn, các nhân tố như tình trạng chung của sức khỏe và mức độ nhận thức đau khác nhau sẽ quyết định đến thời gian kéo dài bệnh cũng như phát triển tới các vùng khác trên cơ thể.

10 điều nên làm để tránh tổn thương đầu gối

1. Giữ gìn sức khẻo. Đây là lời khuyên giúp bạn làm giảm sự mệt mỏi đối với khớp đầu gối.

2. Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong ngày.

3. Hoạt động thường xuyên

4. Tránh làm việc nguy hiểm nhất là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.

5. Giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.

6. Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.

7. Áp dụng đúng những thao tác trong khi tập thể dục.

8. Nếu trước đó bạn gặp trục trặc về đầu gối, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra những liệu pháp cụ thể có lợi nhất cho bạn.

9. Bổ sung các bài tập cho đầu gối và luyện tập mọt cách nhẹ nhàng.

10. Hãy nghỉ ngơi. Đôi khi nghỉ nghơi là cách chăm sóc tốt nhất cho đầu gối của bạn. Bạn có thể kiểm chứng bằng chính tình trạng đầu gối của bạn sau khi nghỉ nghơi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể dục bạn nên gác công việc bổ ích đó lại 1 ngày cũng không ảnh hưởng gì.