Giảm đau lưng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường hay có triệu chứng đó là đau cột sống lưng vì vậy để giảm tình trạng này cần chú ý ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bài viết này sẽ giới thiệu một số biện pháp giúp các mẹ giảm đau lưng trong thời kì mang thai.

Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển, bụng thai phụ càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng đau mỏi hơn.

Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.

Cơn đau lưng rất khó chịu, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.

Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,… cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.

Biện pháp giảm đau lưng khi mang thai


Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng. Khi nằm không nên nằm giường cứng mà nên có nệm chắc, không quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.

Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. 

Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… 

Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Chế độ ăn uống cho người đau khớp gối?

Để tăng hiệu quả điều trị đau khớp gối, người bệnh cần thực hiện một số kiêng kỵ cần thiết đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Vậy người đang bị viêm đau khớp thì nên và không nên ăn gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Người viêm đau khớp nên ăn gì?


Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài ….

Táo có tác dụng chống viêm tốt cho người viêm đau khớp

Rau củ: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây oliu

Cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng … giầu axit béo omega 3 có tác dụng hạn chế viêm.

Ngũ gốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen.

Húng quế, húng tây, ớt,quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

Các nguồn thức ăn giầu ma-gie như chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

Dầu hạt cần có tác dụng điều trị đau khớp, chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sương sụn, giúp giảm nhẹ cơn đau khớp, dự phòng viêm khớp.

Chất glosamin từ hải sản như vỏ tôm, cua, có hiệu quả ức chế thoái hóa, xúc tiến tu bổ đối với khớp gối đang bị thoái hóa.

2. Một số món ăn tốt với người viêm đau khớp


Cháo Bo bo: Chuẩn bị bo bo và gạo tẻ lượng bằng nhau. Đem bo bo tán nhuyễn, cùng gạo thêm nước vừa đủ nấu cháo. Món này thích hợp dùng cho người bệnh viêm khớp do phong thấp.

Đu đủ nấu giò heo: Đu đủ 30 g, giò heo 1 cái, rượu đế 10 g, gừng 5 g, hành 10 g, bột nêm 3 g, nước cốt gà 3 g, mỡ gà 30 g. Đu đủ rửa sạch, xắt lát; giò heo cạo sạch lông, chặt ra 4 miếng; gừng xắt lát, hành cắt khúc. Đu đủ, giò heo, rượu, gừng, hành cùng cho vào nồi, thêm 2,5 lít nước, nấu với lửa lớn cho sôi, rồi dùng lửa nhỏ hầm trong 45 phút, bỏ bột nêm, nước cốt gà và mỡ gà thì hoàn tất. Món ăn công hiệu cho các chứng phong thấp, khớp khó cử động, phù chân…

Người bị viêm đau khớp không nên ăn gì?


Những thực phẩm giàu photpho như thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến, thịt đỏ.

Các sản phẩm bơ sữa vì chứa nhiều chất béo bão hòa làm thêm viêm đau.

Đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng và các sản phẩm làm tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.

Giảm muối, đường, hạn chế đồ uống ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.

Những thực phẩm giầu axit oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng nên hạn chế.

Những thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo.

Riêng với người bệnh gút cần lưu ý thêm là kiêng ăn các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm, nên dùng các loại đậu nành, dầu hạnh nhân, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Nên thay khớp gối khi nào?

Nhiều người băn khoăn không biết khi nào thì nên thay khớp gối. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.

Thoái hóa khớp gối là quá trình hư hại toàn thể khớp gối bao gồm: hư hại sụn khớp, sự biến đổi xương dưới sụn và xơ đặc xương dưới sụn, tăng sinh màng hoạt dịch khớp, tổn thương sụn chêm, rối loạn chức năng dây chằng và teo cơ vùng khớp gối.

Cho đến hiện nay người ta chia làm hai nhóm thoái hóa khớp gối bao gồm thoái hóa khớp gối nguyên phát, tức là không có nguyên nhân, thông thường do lớn tuổi. Nhóm thứ hai là thoái hóa khớp gối thứ phát, tức là xảy ra sau một nguyên nhân nào đó, ví dụ như tổn thương dây chằng khớp gối sau chấn thương mà không được sửa chữa, viêm khớp gối do bệnh gút, viêm khớp dạng thấp...

Hư hại diễn ra mỗi ngày


Thông thường trong quá trình điều trị, các bác sĩ luôn cố gắng dùng mọi biện pháp uống thuốc hoặc chích, các bài tập luyện để giúp bệnh nhân cảm giác thoải mái hơn… Chỉ khi nào mọi biện pháp không còn hiệu quả thì vấn đề thay khớp mới được đặt ra.

Cho dù là nguyên nhân gì thì tình trạng hư hại sụn khớp vẫn tiếp tục xảy ra mỗi ngày. Lớp sụn hư hại khiến bệnh nhân đau khi đi lại. Các tổn thương khác bao gồm các gai xương, viêm dày màng bao khớp, teo cơ, rối loạn chức năng dây chằng, vẹo trục khớp gối làm bệnh nhân sẽ bị đau cả vào ban đêm (là dấu hiệu của viêm khớp gối).

Thêm vào đó, bệnh nhân hay có tình trạng nằm ngủ co gối khoảng 30 độ để giảm đau vào ban đêm sẽ làm khớp gối bị hạn chế duỗi nên khi đi gối bị cong. Điều này làm bệnh nhân càng bị mỏi hơn khi đi lại nên lúc này chức năng khớp gối giảm rất rõ. Tuổi lớn, vận động kém nên tình trạng quá cân và béo phì hay xảy ra làm hai khớp gối ngày càng bị đau nặng hơn.

Cho đến nay việc điều trị thoái hóa khớp gối vẫn chưa có những triển vọng sáng sủa. Rất nhiều biện pháp điều trị đã được đưa ra nhưng hình như chưa có biện pháp nào giải quyết triệt để vấn đề.
Những biện pháp điều trị bao gồm các thuốc kháng viêm giảm đau có hay không có corticoide, các loại thuốc làm thay đổi diễn tiến bệnh như diacerein, nhiều loại thực phẩm chức năng như glucosamine, collagen type 2 không biến tính, các loại dung dịch bơm vào trong khớp gối như acid hyaluronid, huyết tương giàu tiểu cầu... Tuy vậy các loại này chỉ làm giảm bớt mà không thể làm thay đổi được tình trạng thoái hóa khớp.

Khi nào bơm chất nhờn và thay khớp?


Dung dịch tiêm vào gối là dung dịch acid hyaluronic. Người ta nhận thấy trong khớp gối có dịch khớp chứa dung dịch này nhằm tạo ra độ nhờn cho khớp cử động dễ dàng, dịch khớp còn có tác dụng bảo vệ lớp collagen là thành phần chính của sụn khớp.

Những thành phần này cuối cùng sẽ bảo vệ tế bào sụn khớp là thành phần quan trọng nhất giúp tạo ra sụn khớp.

Khớp khi bị thoái hóa không hề có tình trạng khô chất nhờn như chúng ta nghĩ mà đôi khi dịch trong khớp còn có thể nhiều hơn do màng hoạt dịch viêm tiết dịch làm tràn dịch khớp gối. Tuy vậy, dịch khớp trong khớp bị thoái hóa mất độ nhờn cần thiết nên nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung chất nhờn này sẽ làm giảm đau và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp là biện pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp trên không còn tác dụng. Phẫu thuật thay khớp là phẫu thuật lớn và có những biến chứng nhất định như nhiễm trùng khớp, lệch trục khớp gối, đau sau mổ, khớp bị hư sau thời gian sử dụng.

Phương pháp này có thể tóm lược như sau: bác sĩ sẽ cắt mỏng bỏ phần mặt khớp đã bị hư hại, bọc vào hai đầu xương của khớp bằng mảnh kim loại, sau đó sẽ đặt vào giữa một miếng nhựa. Bệnh nhân sẽ hết đau khi đi lại. Bác sĩ cũng sẽ chỉnh lại trục chân cho thẳng.

Loại khớp nhân tạo sẽ được sử dụng trong một thời gian từ 10-15 năm. Khi khớp nhân tạo bị hư và bệnh nhân bị đau trở lại, các bác sĩ sẽ thay một khớp gối khác bằng loại khớp gối nhân tạo đặc biệt chuyên dùng cho các trường hợp này.

Một số bài tập vận động sau thay khớp háng

Có nhiều bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng (TKH), bài tập sau đây do Viện Hàn lâm các phẫu thuật viên của Hoa Kỳ (AAOS) soạn thảo, bài tập tuy tương đối đơn giản, dễ tập nhưng mang lại hiệu quả rất tốt.

1. Ngay sau khi phẫu thuật


Những bài tập này quan trọng cho lưu thông tuần hoàn của chi thể và phòng chống tắc mạch. Nó còn làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp háng. Bệnh nhân có thể bắt đầu những bài tập này trong phòng bệnh trong ngày đầu tiên sau mổ, khi nằm trên giường trong tư thế hai chân dang nhẹ. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu lắm, nhưng nó giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi và làm giảm đau sau mổ.
Gấp duỗi cổ chân: Nhẹ nhàng gấp, duỗi cổ chân. Cứ 5-10 phút làm động tác này vài lần. Động tác này có thể làm ngay sau khi mổ về và tiếp tục làm cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Xoay cổ chân: Làm 5 lần cho mỗi hướng xoay, 3-4 lần/ngày.

Tập vận động khớp gối: Đưa gót chân về phía mông, gấp gối và để bàn chân trên mặt giường. Không để gối đổ vào trong (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập cơ mông: Co cơ mông và giữ trong 5 giây (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập dạng chân: Dạng chân tối đa có thể, sau đó khép lại (làm 10 lần), nhưng không được bắt chéo chân. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập cơ tứ đầu đùi:

Bó chặt  đùi. Gồng cơ đùi. Cố gắng để duỗi thẳng gối, giữ trong 5-10 giây. Tập 10 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).

Nâng chân: Bó chặt  đùi, để gối thẳng trên giường. Nhấc chân lên khỏi mặt giường khoảng 10-15cm, giữ như vậy trong 5-10 giây. Hạ chân xuống từ từ (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).

2. Những bài tập ở tư thế đứng


Ngày thứ 2-3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập các bài tập ở tư thế đứng. Bệnh nhân có thể nhờ người trợ giúp trong những lần đầu khi bệnh nhân thấy chóng mặt. Khi phục hồi sức khoẻ, họ có thể đứng tập một mình. Khi tập các bài ở tư thế đứng, bệnh nhân phải có điểm tựa vững chắc như thành giường bệnh hoặc tường, tốt nhất luôn có người hỗ trợ đứng bên cạnh.

Nâng gối: Nâng gối lên nhưng không cao quá thắt lưng, giữ trong 2-3 giây sau đó hạ chân xuống (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập dạng khớp háng: Giữ cho hông, gối, cổ chân thẳng và cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Dạng chân, sau đó hạ chân từ từ cho tới khi bàn chân chạm đất (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Tập duỗi khớp háng: Đưa chân ra sau từ từ. Giữ lưng thẳng. Để chân duỗi trong 2-3 giây, hạ chân xuống sàn từ từ. Làm 10 lần. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

3. Tập đi


Sau vài ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tập đi những đoạn ngắn trong phòng bệnh và tiến hành làm những động tác nhẹ nhàng.

Tập đi với khung, chịu tải trọng: Đứng thoải mái và chịu tải trọng cơ thể với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc dùng nạng. Đi từng đoạn ngắn một (đưa khung hoặc nạng đi trước, sau đó nhấc chân vừa mổ đi từng bước một sao cho gót chân chạm xuống trước). Khi bước đi, gối thẳng, bàn chân vuông góc và đặt toàn bộ bàn chân xuống sàn. Nên nhớ đặt gót chân xuống trước, sau đó đặt cả bàn chân, rồi nhấc các ngón chân rời sàn sau cùng. Cố gắng tập đi nhẹ nhàng nhất có thể. Dần dần, BN có thể dồn càng nhiều tải trọng của cơ thể lên chân mổ.

Tập đi với gậy hoặc nạng: Khung tập đi thường dùng cho những tuần đầu sau mổ giúp cho bệnh nhân giữ thăng bằng  và tránh bị ngã. Sau đó, bệnh nhân có thể dùng nạng hoặc gậy chống hỗ trợ trong những tuần tiếp theo cho đến khi thấy sức cơ phục hồi và có thể lấy lại được thăng bằng. Nạng và gậy được sử dụng ở bên tay đối diện với khớp bị mổ. BN có thể sử dụng 1 nạng hoặc gậy chống khi đứng và giữ thăng bằng mà không cần khung tập đi (khi đó trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân và  không cần phải vịn tay trong như khi đang sử dụng khung tập đi).

Chỉ nên bỏ khung, nạng tỳ nén hoàn toàn lên chân thay khớp sau 8 tuần.


Tập lên xuống cầu thang: Khi tập lên xuống cầu thang, yêu cầu cả hai yếu tố: sự dẻo dai và sức mạnh. Đầu tiên, BN cần sự hỗ trợ của tay vịn cầu thang và tập đi từng bước một. Khi lên cầu thang luôn bước chân lành trước, khi xuống bước chân thay khớp trước. BN cần sự hỗ trợ của người khác cho đến khi hồi phục phần lớn sự vận động và sức khoẻ. Không nên tập ở những bậc thang cao quá 7 inches (18cm) và luôn nhớ dùng tay vịn cầu thang để hỗ trợ.

Chữa thoái hóa cột sống bằng cách kéo giãn cột sống cổ

Hiện nay, tại các cơ sở y tế tư nhân và Nhà nước đều áp dụng phương pháp kéo giãn cột sống để điều trị các chứng đau do thoái hóa cột sống. Nhưng bệnh lý của cột sống cổ rất phức tạp, kéo giãn cột sống cổ không phải là đơn giản, không phải là vô hại. Không những thế, nếu không được chỉ định đúng, còn có thể gây biến chứng, tai biến nguy hại cho người bệnh.

Kéo giãn cột sống cổ được áp dụng để điều trị các chứng đau do thoái hóa cột sống. Nguyên nhân là vì kéo giãn cột sống có thể làm thay đổi khoảng cách và thể thích của khoang gian đốt sống trong một thời gian nhất định và làm giảm đau nhanh. Tuy nhiên, nếu biện pháp này không được thực hiện thích hợp với từng người về thời gian, trọng lượng kéo, đeo đai mềm… thì dễ xảy ra những điều đáng tiếc.

Kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ


Kéo giãn ở tư thế nằm bằng đai Glisson, người ta có thể có lực kéo nhẹ nhàng và điều chỉnh được và đã được áp dụng từ lâu trong lâm sàng. Đai Glisson phải vừa vặn với đầu và không được phép đè nén vào cằm hoặc cuống họng và không bao giờ làm ứ đọng máu ở các mạch máu cổ lớn. Giống như trong xoa bóp, điều quan trọng trong kéo giãn cột sống cổ là để bệnh nhân nằm đúng tư thế. Kéo giãn bằng đai Glisson tiến hành ở tư thế nằm ngửa, cột sống cổ gấp với góc giữa 20-30o của bệnh nhân là nguyên tắc vì do sự mất trọng tải của đầu, lực kéo sẽ cần ít hơn khi ngồi và ở tư thế nằm cơ dễ giãn hơn. Các rễ thần kinh tủy sống thường được trùng lỏng khi hơi giang tay hoặc giơ tay ngang vai. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi hoặc đứng với tư thế của tay để dọc thân sẽ làm đau tăng lên. Vì rễ thần kinh tủy sống do các hoàn cảnh nhất định đang bị kéo căng, nên hệ thống kéo Glisson không nên nằm cùng với trục của cơ thể mà hơi chếch về trước làm cho cột sống cổ hơi cong ra trước. Không được phép kéo chỉnh nằm ở tư thế ưỡn cột sống vì nó làm hẹp các lỗ liên đốt cột sống cổ, đồng thời lại gây quá căng các cơ cổ ở mặt trước.

Kéo giãn ở tư thế thẳng đứng: lực kéo ở cột sống cổ có thể tạo ra bằng các trọng lượng treo trên ròng rọc bằng máy điều chỉnh với kéo giãn cách quãng. Sau mỗi lần kéo phải mang đai cổ hoặc đỡ cổ để cố định. Kéo giãn cột sống cổ không được kéo lâu quá vì do giảm áp lực trong đĩa đệm sẽ gây tăng thể tích nhanh nên đau sẽ tăng. Tác dụng điều trị của phương pháp kéo giãn cột sống cổ đã được đánh giá bởi nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và tại các trung tâm thần kinh và phục hồi chức năng.

Chữa viêm khớp bằng các bài thuốc đơn giản

Bạn có thể chữa bệnh viêm khớp bằng các bài thuốc dân gian và những nguyên liệu có sẵn xung quanh mình.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp


Lấy 250 gr vỏ bưởi tươi, gừng tươi 30 gr băm nhuyễn tất cả đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần.

Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

Ép nước bắp cải uống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm. Hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.

Dùng 15 – 30 gr lá lốt tươi hoặc 5 – 10 gr lá lốt khô sắc với nước chia uống 2 – 3 lần trong ngày trị chứng nhức khớp, xương.

Lấy cành nhỏ giáp với lá của cây đinh lăng (30 gr) thái nhỏ, sao vàng sắc uống hoặc 40 gr hồ tiêu, 20 gr phèn chua ngâm vào một lít  rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.
Hoa đinh hương 20 gr, long não 12 gr, cồn 90 độ (250 ml), ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước,bỏ bã. Ngày hai lần dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau.

Một số lời khuyên giúp giảm và trị bệnh viêm khớp


- Lối sống khoẻ mạnh, chế độ ăn tốt cho sức khoẻ và tập luyện thể dục thể thể thao hợp lý, đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

- Tránh những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.

- Duy trì tập luyện thể thao đều đặn giúp các khớp linh hoạt làm tăng độ chắc khoẻ của các cơ nên giảm áp lực lên các khớp.

- Tránh mang vác những vật nặng để giảm nguy cơ viêm khớp vùng lưng, mắt cá chân và đầu gối.

- Ăn uống và sinh hoạt điều độ rất tốt cho sức khoẻ và giúp tránh xa bệnh viêm khớp.

Thoái hóa cột sống gây tê nhức chân tay

Thoái hóa cột sống không chỉ gây đau tại vùng vị trí cột sống bị tổn thương (vùng đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng …) mà còn gây tê nhức chân tay. Nguyên nhân chủ yếu là do mạch máu và dây thần kinh chi phối hoạt động của các chi bị chèn ép hay tổn thương.

Thoái hóa cột sống làm cho thoái hóa bao xơ của đĩa đệm, dẫn đến bao xơ bị dòn, nứt nẻ, tạo khe hở để nhân nhầy thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương cạnh nó, sau một thời gian xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương tạo thành “gai cột sống”. Chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh những cái gai nhọn. Trường hợp khối thoát vị đĩa đệm gây đau nặng hay tê yếu, bệnh nhân phải đi khám và được điều trị sớm nên tránh được gai cột sống. Trái lại các khối thoát vị không điều trị kịp thời tạo ra những cái “gai cột sống”và bệnh càng nặng thêm.

Ban đầu, người bệnh cảm thấy hiện tượng tê nhức tay chân nhẹ, có thể tự khỏi sau một vài ngày và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày. Nhưng giai đoạn càng về sau, các gai xương của đốt sống cổ thoái hóa chèn ép dây thần kinh và động mạch đốt sống cổ gây nên hiện tượng tê nhức chân tay kéo dài, ảnh hưởng đến cử động chân tay và những sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, tê nhức chân tay do thoái hóa khớp thường biểu hiện đa dạng và khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào đốt sống bị thoái hóa và dây thần kinh chèn ép.  

+ Thoái hóa cột sống cổ thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép gây tê nhức, tê buốt khó cử động và kèm theo hiện tượng tê, đau mỏi sau vai gáy, đau mỏi lưng, đau mỏi gối.

+ Thoái hóa cột sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh chi phối hoạt động của chân) do đó có biểu hiện đau nhức từ thắt lưng, dọc theo mông, bàn chân, ngón chân …

Do đó, để khắc phục chứng tê nhức chân tay do thoái hóa cột sống, người bệnh cần chú ý tránh những động tác ảnh hưởng tới cột sống như cúi nhiều, mang vác nặng nhọc, … Đồng thời nên tập thể dục thường xuyên và dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi thế nhưng hiện nay một điều đáng buồn đó là việc tỷ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh về xương khớp ngày càng tăng lên do bị chấn thương hoặc sinh hoạt không lành mạnh. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng


Nguyên nhân có thể do lạm dụng sức chịu đựng của khớp, do chấn thương, lão hoá, béo phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết…

Bệnh thoái hóa khớp háng có tới hơn 50% là do quá trình thoái hóa tự nhiên theo thời gian tuổi tác càng cao thì việc thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường hay gặp.

Do các cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới cũng gây nên bệnh thoái hóa khớp háng.

Chứng sai khớp bẩm sinh là nguyên nhân hay gặp.

Chứng chỏm khớp dẹt là hậu quả của loạn sản sụn xương đầu xương đùi.

Chứng ổ cối lồi vào sâu, chứng chân thấp cao, chân quẹo.

Do một số bệnh liên quan ảnh hưởng tới khớp háng như viêm khớp do thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn…

Bệnh khớp do chuyển hóa như đái tháo đường, Goutte, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố, bệnh khớp do nội tiết như tuyến cận giáp, bệnh họai tử chỏm xương đùi vô khuẩn, di chứng chấn thương, nghề nghiệp …

Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp háng


Dấu hiệu đầu tiên người bệnh cảm thấy có thể là một chút khó chịu ở khớp háng, mông, đùi… vận động háng khó khăn. Sau đó là đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi.

Nếu bệnh nhân không điều trị gì, tình trạng đau, cứng háng ngày càng tăng, cho đến khi tình trạng trầm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi lại, lúc đó chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động.

Khi sụn khớp đã mòn hoàn toàn, các phần xương chà xát trực tiếp với nhau, điều này làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi di chuyển. Bệnh nhân có thể mất khả năng xoay người, gấp hoặc dạng háng. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân thường phải đi khập khiễng hoặc dùng nạng trợ đỡ. Cơ vùng đùi bên đau sẽ teo nhỏ dần.

Kiến thức về bệnh viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu đặc biệt hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai, sau khi sinh.Viêm khớp cùng chậu thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị mắc các bệnh ở đại tràng như viêm đại trực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục. Phụ nữ trong thời gian mang thai, khi thai lớn, chèn ép tiểu khung, gây ứ huyết vùng khung chậu, chèn ép bàng quang nên việc thải tiết nước tiểu khó khăn, dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng. Từ chỗ nhiễm khuẩn chỉ khu trú trong vùng sinh dục tiết niệu, dần dần lan đến vùng khớp cùng chậu.

Biểu hiện viêm khớp cùng chậu


Khi khớp cùng chậu bị viêm, người bệnh thấy đau âm ỉ, kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông có thể kèm theo teo cơ mông. Với các triệu chứng này, nhiều người bị chẩn đoán nhầm là tổn thương cột sống, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa… Đau trong viêm khớp cùng chậu thường có tính chất âm ỉ, kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, có những trường hợp sản phụ sau khi sinh bị đau vùng khớp cùng chậu dữ dội đến mức không thể chịu nổi, ảnh hưởng đến vận động như: không thể ngồi lâu, khó cúi xuống, nghiêng hay xoay người rất khó khăn.

Đau còn làm cho bệnh nhân mất ngủ, gây tâm trạng buồn rầu, lo lắng. Viêm khớp cùng chậu có thể lây lan gây tổn thương dây thần kinh tọa, làm teo cơ đùi, cơ mông. Ở thai phụ, bệnh thường xuất hiện vài tháng sau khi có thai, kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Một số trường hợp, bệnh nhân còn bị viêm vùng chậu với các triệu chứng đau bụng âm ỉ, đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp đau, sốt và rét run, buồn nôn, nôn. Khám thấy đau cổ tử cung, đau túi cùng âm đạo.

Những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, viêm khớp cùng chậu thường thể hiện của viêm nhiễm vùng chậu như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung. Bệnh dẫn đến  tắc vòi trứng gây vô sinh, thai ngoài tử cung, nhiễm khuẩn mạn tính, tích mủ vòi trứng, buồng trứng... Tổn thương viêm khớp cùng chậu mạn tính dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ sau này, khiến cho thai nhi khó có thể đi qua tiểu khung đã trở nên bị hẹp, nên phải mổ lấy thai.

Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa. Thầy thuốc có thể khám để phát hiện bệnh viêm khớp cùng chậu bằng các thủ thuật khám như sau: bệnh nhân nằm nghiêng, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc khám ấn mạnh lên vùng xương cánh chậu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng khớp cùng chậu. Hoặc bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, người khám ấn mạnh lên hai cánh chậu từ trên xuống theo tư thế ép ngửa khung chậu, bệnh nhân sẽ thấy đau ở khớp cùng chậu. Chụp Xquang khung chậu thấy khớp cùng chậu có thể bị tổn thương ở những mức độ khác nhau. Chẳng hạn ở những giai đoạn muộn, khớp có thể dính hoàn toàn, thậm chí không thể phân biệt được khớp cùng chậu nữa. Trên phim chụp Xquang khung chậu còn có thể thấy các hình ảnh khác như viêm khớp mu, viêm khớp háng và gai xương chậu. Điều cần lưu ý là thai phụ tuyệt đối không được chụp Xquang khung chậu vì có nguy cơ gây tổn thương cho thai nhi.

Phương pháp điều trị và phòng bệnh viêm khớp cùng chậu


Để điều trị viêm khớp cùng chậu hiện nay thường chỉ định dùng các kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Những trường hợp nặng cần phải dùng phối hợp các thuốc cefotaxime, ceftriaxone với  metronidazole, azithromycine, roxithromicine, clindamycine, gentamycine... Điều trị triệu chứng cần dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, tiêm corticoid vào khớp cùng chậu. Ở giai đoạn lui bệnh, bệnh nhân cần tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để duy trì các chức năng vận động của cột sống, tránh các tư thế xấu sau này. 

Muốn phòng bệnh, cần thực hiện phối hợp các biện pháp như sau: điều trị tích cực các bệnh viêm đại trực tràng. Tương tự cũng phải chữa khỏi hẳn các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu như: viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, viêm nhiễm đài, bể thận. Cần uống nước đầy đủ, nhất là mùa nắng nóng để phòng bệnh sỏi tiết niệu vì dễ gây viêm đường tiết niệu do sỏi. Đối với phụ nữ, cần giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh. Phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục, nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ như viêm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng. Phòng tránh và xử lý tốt các chấn thương vùng đáy chậu, dập đứt niệu đạo…

Điều trị đau khớp gối với phương pháp không dùng thuốc

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp bạn đối phó với căn bệnh đau khớp gối.

1. Chườm đá

Chườm đá là biện pháp tiên phong để giảm đau khớp gối. Đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau và bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Hãy lưu ý bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

2. Tránh va chạm mạnh

Bạn phải lưu tâm bảo vệ đầu gối và xương bánh chè khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.

3. Chọn giầy phù hợp

Bạn không nên chọn giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn.

4. Duy trì sự cân bằng

Nếu có sự khác biệt về chiều dài của đôi chân, bạn nên sử dụng đế lót giầy để cân bằng tư thế của bạn.

5. Tăng cường cơ bắp chân

Để tăng cường cơ tứ đầu đùi giúp giữ cho khớp gối hoạt động tốt; bạn nên bắt đầu bài tập nâng chân duỗi thẳng hoặc gặp bác sĩ trị liệu để có chế độ tập luyện phù hợp.

6. Phục hồi gân khoeo

Để phục hồi khớp gối bị tổn thương, bạn nên tăng cường sự dẻo dai của gân khoeo ở phía sau bắp đùi.

7. Chế độ dinh dưỡng

Một số loại thực phẩm rất tốt cho khớp gối của bạn như các loại quả mọng, gừng, bơ, hạt lanh, cá giàu omega-3 và đậu nành.

8. Tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng khi làm việc sẽ tạo sự thoải mái cho khớp gối. Bạn cần xem xét kỹ chiếc ghế ngồi làm việc. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi. Tiến sĩ Dilip Nadkarni, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình về khớp gối cho rằng chiếc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bạn giúp khớp gối tạo một góc uốn thoải mái, đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng. Ngồi vắt chéo chân hoặc sử dụng đồ đạc thấp có thể dẫn đến các bệnh về khớp sau này.

9. Tránh ăn mặn

Hạn chế ăn quá nhiều muối vì muối gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.

10. Tránh ăn nhiều rau củ họ Cà

Bạn nên ăn vừa phải các loại rau củ họ Cà nếu khớp gối bị đau do viêm khớp. Một số loại rau củ họ Cà như hạt tiêu, ớt đỏ, quả cà, ớt bột, cà chua và khoai tây có chứa sotanin – một độc tố rất nhạy cảm đối với bệnh nhân viêm khớp.

Ngoài ra, vitamin C rất tốt cho khớp gối. Bạn hãy bổ sung vitamin “đầy sinh lực” này để khớp gối cử động nhịp nhàng hơn.

Các bài tập giúp giảm đau lưng do thoái hóa cột sống

Một trong các nhiệm vụ chính trong chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo nên điểm tựa vững chắc cho cột sống vùng thắt lưng bằng việc củng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưng. Khi các cơ này được rèn luyện tốt sẽ làm giảm gánh nặng lên cột sống và các đĩa đệm. Khi các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố sẽ phòng ngừa sự tái phát đau vùng thắt lưng.

Một số bài tập chữa đau lưng do thoái hoá cột sống


Lưu ý: Các bài tập này chỉ được sử dụng trong giai đoạn ổn định của bệnh. Trước khi bắt đầu tập luyện cần phải tập thở đúng trong 1-2 phút. 

Tập thở như sau: Tư thế nằm ngửa, một tay đặt lên ngực, tay kia đặt lên bụng. Nâng bụng và hít không khí vào phổi. Hít qua đường mũi và thở bằng mồm. Giữ bụng ở tư thế nâng. Trở về tư thế tư thế xuất phát là lặp lại bài tập thở trong 1-2 phút. 

Sau khi tập thở xong, bắt đầu tiến hành tập luyện:

- Bài 1: Người tập ở tư thế nằm ngửa. Hai chân co ở đầu gối, bàn chân đặt lên sàn nhà, tay dọc chân. Tỳ thắt lưng xuống sàn. Sau đó từ từ nâng mông chậu nhờ sức tỳ của vùng cột sống ngực lên sàn – thở ra. Cố gắng kéo giãn từng đốt sống một. Sau đó từ từ hạ thân xuống sàn, “đặt từng đốt sống một xuống sàn”, hít vào. Lặp lại động tác 7-10 lần.

- Bài 2. Tư thế nằm ngửa. Co hai chân ở đầu gối, nhấc hai chân lên trên sao cho đầu gối nằm trên khớp háng, hóp bụng. Từ từ duỗi thẳng từng chân – thở ra, co chân – hít vào. Lặp lại động tác 7-10 lần cho mỗi chân.

- Bài 3. Tư thế nằm ngửa. Hai chân co ở đầu gối, hai bàn tay đan xen vào nhau ở sau gáy. Nâng đầu và vai khỏi sàn đến xương vai – thở ra. Hạ xuống – hít vào. Lặp lại động tác 10-12 lần.

- Bài 4. Tư thế nằm úp sấp. Hai tay co ở khuỷu, hai khuỷu ở mức ngang vai, dựa vào cẳng tay. Nâng lồng ngực, cổ duỗi. Hãy nâng chậu mông đến mức hai vai, co hai chân ở đầu gối. Thở đều và giữ ở tư thế này trong 30-60 phút. Sau đó từ từ trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5-6 lần.

- Bài 5. Tư thế chống  tay xuống sàn. Giữ thẳng lưng đồng thời nhấc tay trái và chân phải lên cao – thở ra, hạ xuống – hít vào. Sau đó làm lại động tác với tay phải và chân trái. Lặp lại động tác 7-10 lần.

Tổng quan về thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, cùng các dây chằng cột sống. Cột sống có 4 đoạn là thoái hóa đốt sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng và đoạn xương cùng cụt. Hai đoạn cột sống hay bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống thắt lưng, là những vùng linh hoạt nhất của cột sống nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống rất đa dạng. Thường bệnh nhân hay có dấu hiệu đau cột sống cấp tính hay mạn tính, kèm theo hạn chế vận động cột sống. Bệnh nhân cúi xuống hoặc quay nghiêng sang bên khó khăn. Cột sống bị biến dạng như cong, vẹo.

Cơ cạnh cột sống hay thậm chí cơ chân có thể bị teo đi. Ngoài ra tùy theo vùng cột sống cổ hay thắt lưng bị thoái hóa mà có những triệu chứng đặc trưng. Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có ba thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm.

Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 30 – 40. Đau thắt lưng xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau thắt lưng có thể khỏi dần sau 1 – 2 tuần.

Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 40. Đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát. Đau thắt lưng mạn tính do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức căng phồng đàn hồi kém, chiều cao giảm, do đó giảm khả năng chịu lực, đĩa đệm có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.

Thể thứ ba là đau thắt lưng, kết hợp với đau thần kinh tọa một bên hay hai bên. Biểu hiện bệnh là đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Như vậy nếu bạn thấy những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, dáng đi không bình thường, vẹo lưng hoặc còng lưng, đi lom khom, kèm cảm giác khó chịu, bực bội thì có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt. Bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng. Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì bệnh nhân có thể thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay.
Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. Thoái hóa cột sống cổ thường tiến triển thành từng đợt, tuy nhiên nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ.

Thoái hóa khớp bàn tay - căn bệnh của người cao tuổi

Thoái hóa khớp bàn tay thường hay gặp ở độ tuổi từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của căn bệnh này. Tỉ lệ thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 – 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của thoái hóa khớp, vì lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.

Khớp nào dễ bị tổn thương?


Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị Thoái hóa khớp nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp bàn tay


Có 4 dấu hiệu cơ bản của thoái hóa khớp bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Người bệnh thường bị đau khớp bàn tay một bên hoặc cả hai bên, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào li và đỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế trẻ nhỏ…

Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Có thể sử dụng thêm chụp Xquang bàn tay để chẩn đoán thoái hóa khớp bàn tay. Đây là kĩ thuật đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của thoái hóa khớp trong nhiều năm nay.

Thực phẩm cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

Dinh dưỡng là thành phần vô cùng quan trọng cấu tạo nên sự chắc khỏe của xương, các bệnh đau lưng, đau cổ, đau vai gáy chủ yếu là do thoái hóa cột sống. Vậy những người bị bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì để bổ sung nhiều canxi và các chất dinh dưỡng cho xương khớp khỏe mạnh?

1. Bổ sung canxi cho xương


Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.

Thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.

2. Đậu nành


Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa của quả bơ kết hợp với đậu nành. Những người bị thoái hóa gối cột sống được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của bệnh và không gây tác dụng phụ.

thuc-pham-cho-benh-nhan-thoai-hoa-cot-song


3. Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn các loại thịt


Các bạn có thể ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt). Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, lợn có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.

4. Trái cây 


Người bị thoái hóa cột sống nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương.

Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.

Cà chua: Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

5. Nấm và mộc nhĩ


Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Mộc nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.

Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại.

Canxi, đậu nành, trái cây, các loại thịt và nấm, mộc nhĩ là những đáp án chính xác nhất cho câu hỏi thực phẩm nào tốt cho người thoái hóa cột sống. Các bạn hãy bổ sung chúng vào khẩu phần ăn của gia đình hàng ngày để phòng và chữa bệnh thoái hóa cột sống nhé.

Thoái hóa khớp - căn bệnh đe dọa giới văn phòng

Thoái hóa khớp là ăn bệnh rất dễ mắc phải đối với dân văn phòng phải ngồi làm việc cả ngày. Thoái hóa khớp nếu để lâu rất nguy hiểm, bởi lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn sẽ gây đau, nhức, hạn chế vận động, thậm chí bệnh nhân có thể bị tàn phế.
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp gắn liền với quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp còn được đẩy nhanh bởi nhiều yếu tố khác như: giữ một tư thế hay hành động lặp đi lặp lại, khiêng vác quá nặng, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương ở khớp, tình trạng béo phì… Bệnh gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến người bệnh cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lớn đến cả người thân, gia đình.
Căn bệnh này rất dễ mắc phải, đặc biệt với những người ít vận động, thường xuyên ngồi làm việc một chỗ, trong đó có nhân viên văn phòng, người béo phì. Việc chẩn đoán bệnh này không khó song biện pháp khắc phục triệt để vẫn chỉ là một mơ ước đối với những người bệnh. Một số liệu pháp điều trị hiện nay như là dùng thuốc kháng viêm giảm đau (chỉ tác dụng nhất thời, không làm hồi phục sụn hư), tiêm tế bào gốc hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được hy vọng làm sụn khớp mọc trở lại và hồi phục mặt sụn, thay khớp...