Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi thế nhưng hiện nay một điều đáng buồn đó là việc tỷ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh về xương khớp ngày càng tăng lên do bị chấn thương hoặc sinh hoạt không lành mạnh. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng


Nguyên nhân có thể do lạm dụng sức chịu đựng của khớp, do chấn thương, lão hoá, béo phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết…

Bệnh thoái hóa khớp háng có tới hơn 50% là do quá trình thoái hóa tự nhiên theo thời gian tuổi tác càng cao thì việc thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường hay gặp.

Do các cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới cũng gây nên bệnh thoái hóa khớp háng.

Chứng sai khớp bẩm sinh là nguyên nhân hay gặp.

Chứng chỏm khớp dẹt là hậu quả của loạn sản sụn xương đầu xương đùi.

Chứng ổ cối lồi vào sâu, chứng chân thấp cao, chân quẹo.

Do một số bệnh liên quan ảnh hưởng tới khớp háng như viêm khớp do thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn…

Bệnh khớp do chuyển hóa như đái tháo đường, Goutte, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố, bệnh khớp do nội tiết như tuyến cận giáp, bệnh họai tử chỏm xương đùi vô khuẩn, di chứng chấn thương, nghề nghiệp …

Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp háng


Dấu hiệu đầu tiên người bệnh cảm thấy có thể là một chút khó chịu ở khớp háng, mông, đùi… vận động háng khó khăn. Sau đó là đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi.

Nếu bệnh nhân không điều trị gì, tình trạng đau, cứng háng ngày càng tăng, cho đến khi tình trạng trầm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi lại, lúc đó chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động.

Khi sụn khớp đã mòn hoàn toàn, các phần xương chà xát trực tiếp với nhau, điều này làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi di chuyển. Bệnh nhân có thể mất khả năng xoay người, gấp hoặc dạng háng. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân thường phải đi khập khiễng hoặc dùng nạng trợ đỡ. Cơ vùng đùi bên đau sẽ teo nhỏ dần.