Tiêm tế bào gốc trị thoái hóa khớp gối

Anh Nguyễn Mạnh H., 47 tuổi, bị bệnh thoái hóa khớp gối độ 3 vừa được ra viện sau hơn một tuần được điều trị bằng tiêm tế bào gốc tách chiết từ tủy xương tự thân.


Anh H. là một trong hơn 30 bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp được điều trị bằng kỹ thuật này trong hơn nửa năm qua tại khoa chấn thương chỉnh hình 2, Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức).


Thêm sự lựa chọn


Bác sĩ Dương Đình Toàn (khoa chấn thương chỉnh hình 2), người tham gia thực hiện kỹ thuật này, cho biết tuổi của hơn 30 bệnh nhân được tiêm tế bào gốc trị bệnh thoái hóa khớp gối thời gian qua là từ 40-65, bệnh nhân đều đã có biểu hiện đau khớp gối, cứng khớp trong khoảng 30 phút vào mỗi buổi sáng, hình ảnh chụp X-quang thường quy thấy có dấu hiệu gai khớp gối.

bệnh thoái hóa khớp gối-đau khớp gối
Bác sĩ tiêm tế bào gốc vào khớp gối điều trị cho bệnh nhân 

Theo bác sĩ Toàn, ngoài những biểu hiện kể trên, quy trình xác định bệnh nhân có sử dụng được liệu pháp điều trị này hay không còn thông qua chụp cộng hưởng từ, mức độ thoái hóa được chia thành bốn nhóm từ 1-4, trong đó mức độ 1 bệnh nhân chưa đau nhiều, thậm chí không đau, có thể điều trị bằng nội khoa.

Bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp mức độ 4 thì khớp gối đã bị biến dạng, hẹp khe khớp, phải thay khớp gối toàn phần mới có thể can thiệp hiệu quả các triệu chứng đau và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Như vậy còn hai mức độ thoái hóa khớp gối là 2 và 3, giai đoạn này bệnh nhân đau khớp gối nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cần phải có thêm biện pháp điều trị để làm chậm thời gian tiến tới kết cục phải thay khớp gối, nhưng khớp gối nhân tạo chỉ có tuổi thọ cao lắm là 15-20 năm, trong khi bệnh nhân thoái hóa khớp ngày càng trẻ, có khi ngay ở độ tuổi 40. Do tuổi thọ bình quân ngày càng cao, họ có nguy cơ phải tiến hành thêm một cuộc mổ sau 15-20 năm để thay khớp gối lần hai với nhiều nguy cơ hơn.

Vì thế hơn nửa năm trước, nhóm bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình 2, Bệnh viện Việt Đức đã ứng dụng quy trình tiêm tế bào gốc tự thân để điều trị đau khớp gối, đã được thực hiện khá phổ biến ở châu Âu, Mỹ, Singapore.

Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy tủy xương của bệnh nhân, tách chiết tế bào gốc trung mô và tế bào gốc tạo máu tại Bệnh viện 108. Toàn bộ quy trình này kéo dài khoảng 2 giờ. Trong thời gian đó, bệnh nhân được nội soi làm sạch ổ khớp bị thoái hóa (bằng cách làm sạch các mảnh bong từ mỏm xương thoái hóa), đồng thời đánh giá mức độ tổn thương và tìm những vùng sụn cần can thiệp, gây rướm máu ở vị trí này nhằm thúc đẩy quá trình "liền sẹo", sau đó tiêm tế bào gốc.

Toàn bộ chi phí cho quá trình này là 30 triệu đồng, trong đó có 5,5 triệu là chi phí xử lý tế bào gốc. Công nghệ này đã mở ra thêm một cơ hội lựa chọn cho bệnh nhân, nhất là những trường hợp bị bệnh thoái hóa khớp từ khi còn trẻ tuổi. Ở nước ngoài đã có những trường hợp được can thiệp bằng kỹ thuật này có thể đi lại bình thường và chơi thể thao trong 18 năm chưa phải thay khớp.

Nhiều ứng dụng tế bào gốc


Cùng với thông báo những thành công ban đầu của kỹ thuật tiêm tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Việt Đức, vừa qua Bệnh viện Bạch Mai đã thông báo thành công tiêm tế bào gốc tách chiết từ mỡ bụng điều trị thoái hóa khớp, Bệnh viện 108 triển khai kỹ thuật này trên nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp háng...

Do nhiều lý do, trong đó có cả nguyên nhân bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp thường đến bệnh viện muộn, hoặc đã điều trị nội khoa một thời gian dài không hiệu quả (thậm chí nhiều trường hợp được điều trị bằng tiêm corticoid thẳng vào khớp nhưng không đảm bảo vô khuẩn gây ổ viêm trong khớp), bác sĩ Toàn cho biết số bệnh nhân đến khám và cần can thiệp do thoái hóa khớp gối có tăng lên.

Tuy nhiên hiện mới trong giai đoạn đầu của kỹ thuật, những bệnh nhân thoái hóa khớp có kèm tiểu đường hoặc tăng huyết áp đều tạm thời dừng chưa thực hiện do lo ngại nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng.

Song việc ứng dụng thành công kỹ thuật này (và nhiều ứng dụng khác để điều trị bệnh giác mạc, nhồi máu cơ tim, ung thư máu...) đang cung cấp thêm cơ hội lựa chọn cho người mắc bệnh thoái hóa khớp, được điều trị bằng phương pháp mới với giá thành vừa phải ngay tại VN.

10 cách giảm đau khớp gối hiệu quả

10 cách giảm đau khớp gối

Khớp gối là khớp dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể và đau khớp gối là một trong những triệu chứng hay gặp nhất. Chúng gây viêm và cứng khớp.


Một số lời khuyên dưới đây giúp bạn đối phó với đau khớp gối.


đau khớp gối


1. Chườm đá

Chườm đá là biện pháp tiên phong để giảm đau khớp gối. Đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau và bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Hãy lưu ý bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

2. Tránh va chạm mạnh

Bạn phải lưu tâm bảo vệ đầu gối và xương bánh chè khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.

đau khớp gối


3. Chọn giầy phù hợp

Bạn không nên chọn giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn.

4. Duy trì sự cân bằng

Nếu có sự khác biệt về chiều dài của đôi chân, bạn nên sử dụng đế lót giầy để cân bằng tư thế của bạn.

5. Tăng cường cơ bắp chân

Để tăng cường cơ tứ đầu đùi giúp giữ cho khớp gối hoạt động tốt; bạn nên bắt đầu bài tập nâng chân duỗi thẳng hoặc gặp bác sĩ trị liệu để có chế độ tập luyện phù hợp.

đau khớp gối


6. Phục hồi gân khoeo

Để phục hồi khớp gối bị tổn thương, bạn nên tăng cường sự dẻo dai của gân khoeo ở phía sau bắp đùi.

7. Chế độ dinh dưỡng

Một số loại thực phẩm rất tốt cho khớp gối của bạn như các loại quả mọng, gừng, bơ, hạt lanh, cá giàu omega-3 và đậu nành.

8. Tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng khi làm việc sẽ tạo sự thoải mái cho khớp gối. Bạn cần xem xét kỹ chiếc ghế ngồi làm việc. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi. 

9. Tránh ăn mặn

Hạn chế ăn quá nhiều muối vì muối gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.

10. Tránh ăn nhiều rau củ họ Cà

Bạn nên ăn vừa phải các loại rau củ họ Cà nếu khớp gối bị đau do viêm khớp. Một số loại rau củ họ Cà như hạt tiêu, ớt đỏ, quả cà, ớt bột, cà chua và khoai tây có chứa sotanin - một độc tố rất nhạy cảm đối với bệnh nhân viêm khớp.

Ngoài ra, vitamin C rất tốt cho khớp gối. Bạn hãy bổ sung vitamin “đầy sinh lực” này để khớp gối cử động nhịp nhàng hơn.

Một số bệnh lý về cột sống thường gặp

Có rất nhiều bệnh liên quan đến cột sống, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.Khi gặp trường hợp chấn thương cột sống bạn nên đến các bệnh viện chấn thương chỉnh hình để được điều trị.

Cột sống được xem như một trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể.Nó bao gồm nhiều đốt xương sống riêng lẻ nhờ hệ thống dây chằng và cơ kết nối chúng lại thành một trục.Dọc theo chiều dài cột sống ở phía sau có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống. Khi có một nguyên nhân nào đó làm thay đổi cấu trúc này thường gây ra bệnh về cột sống.

1. Đau lưng cơ năng

Thường gặp ở những người mang vác, lao động nặng hoặc ngồi lâu ở tư thế không thích hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, dây chằng và cơ cạnh cột sống làm cho những cơ này phản ứng bằng cách co rút lại gây đau lưng.

2. Chấn thương cột sống

Những trường hợp té ngã đặc biệt té từ trên cao, hay những chấn thương trực tiếp vào cột sống gây ra biến chứng gãy cột sống, xẹp lún đốt sống, tổn thương dây chằng hay trượt đốt sống đều gây ra chứng đau lưng.

Những ưu điểm nổi bật của nội soi khớp gối

Càng ngày phẫu thuật nội soi khớp nói chung và khớp gối nói riêng càng có nhiều chỉ định. Các trường hợp đau khớp gối, viêm khớp hoặc các bệnh lý về khớp sẽ được phát hiện và điều trị hiệu quả hơn.

Nội soi khớp gối là dùng một nguồn sáng lạnh đưa vào trong gối, thông qua một máy quay nhỏ toàn bộ hình ảnh trong khớp gối sẽ được trình chiếu trên một màn hình với một độ phóng đại nào đó. Phẫu thuật viên nhờ đó nhìn thấy rõ mọi cấu trúc trong khớp gối.

Nội soi khớp gối sẽ sử dụng hai đường rạch cơ bản, một lỗ dùng cho camera, một lỗ khác dùng để cho dụng cụ vào thực hiện các thao tác phẫu thuật.Nước muối sinh lý được dùng để bơm phồng khớp gối.

Một hoặc nhiều đường mổ nhỏ khác sẽ được tạo ra nhằm đưa các dụng cụ vào trong khớp gối để thực hiện các thủ thuật. Thuận lợi của loại phẫu thuật này là ít gây đau hơn do đường mổ nhỏ, thời gian hồi phục sớm hơn, và trong một số trường hợp chính xác hơn so với mổ hở. Đối với khớp gối, nội soi có thể dùng trong các trường hợp sau:

Dùng để chẩn đoán khi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học không cho ra quyết định chính xác.Nội soi cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy và “sờ” được các cấu trúc bên trong khớp gối, do đó cho chẩn đoán chính xác.Nội soi dùng để kiểm chứng mức độ tin cậy của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác.

Nguy cơ thoái hóa khớp ở người chơi thể thao

Ai cũng biết chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe cũng như phòng tránh tình trạng lão hóa của cơ thể.Tuy nhiên đối với người chơi thể thao quá sức, các cầu thủ hay vận động viên lại có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường.Có điều gì khác thường ở đây?Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Hiện tượng thoái hóa khớp

Khớp động là khớp được cấu tạo với hai đầu xương bao bọc bởi phần sụn khớp mà trong thành phần bao gồm tế bào sụn khớp, glucosamin, collagen type 2.Tế bào sụn khớp không được sản sinh thêm trong suốt cuộc sống của con người. Kết quả là thành phần sụn khớp bị mòn theo thời gian, không được tái tạo nếu tế bào sụn khớp bị chết đi, dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp.

Gân có thành phần cơ bản là collagen dày đặc, giúp chuyển lực từ cơ vào xương để giúp cử động khớp.Khi chúng ta lớn tuổi, các gân và đặc biệt là vùng gân bám vào xương dễ bị thoái hóa và đứt khi hoạt động quá mức. Như vậy nguyên nhân của thoái hóa khớp và gân là tình trạng sử dụng quá mức, tình trạng chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần do đứt dây chằng hay do đặc trưng của môn thể thao đang chơi. Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố gen cũng đóng góp vào nguyên nhân gây thoái hóa khớp sớm.

Chế độ tập luyện đối với bệnh nhân sau mổ thay khớp háng

Sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần nắm được những thông tin cần thiết, đặc biệt phải thực hiện các bài tập nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp sau phẫu thuật thì hiệu quả điều trị mang lại mới tốt nhất.

Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới, tuy nhiên mới đầu sẽ đau và có cảm giác cứng khớp. Khi đó bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyên bệnh nhân nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại và tỳ chân mức độ hợp lý, cùng với qui trình tập luyện được bác sĩ phục hồi chức năng đưa ra, người bệnh sẽ thích nghi dần và đau sẽ giảm dần, đến lúc sẽ hết đau.

Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn.

Nguyên nhân gây đau khớp gối

Đối vối bất cứ bệnh nào cũng vậy, nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân thì sẽ chủ động hơn trong việc phòng bệnh, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến.

1. Tổn thương dây chằng và gân khớp gối

Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay đổi tư thế đột ngột như chơi vợt bong, tennis, đá bóng, bóng bầu dục, bóng rổ, lướt sóng hoặc trượt tuyết.

2. Viêm gân bánh chè

Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè.Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày.Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.

Cẩn trọng với bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là có tổn thương viêm một hay nhiều khớp do vi khuẩn gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị tích cực là biện pháp tốt nhất để bảo vệ khớp.

1. Dấu hiệu phát hiện viêm khớp nhiễm khuẩn

Hầu hết bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn chỉ xảy ra ở một khớp.Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp bệnh xảy ra ở nhiều khớp. Triệu chứng của bệnh cũng rất thay đổi, tùy thuộc vị trí khớp bị viêm, loại vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nhân. Song, một ca viêm khớp nhiễm khuẩn điển hình thường có các dấu hiệu sau: sốt, lạnh run, khớp sưng, nóng, đỏ, đau và cứng, khó cử động.

Hay gặp viêm ở các khớp lớn như khớp gối, khớp mắt cá chân, khớp háng và khớp khuỷu tay. Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây viêm khớp, có thể bị viêm nhiễm ở các khớp không điển hình như khớp ức đòn, khớp ngón tay chân, khớp hàm... Các vi khuẩn bất thường, như Brucella spp có thể gây nhiễm khuẩn ở các khớp ít gặp, chẳng hạn khớp cùng - chậu. Xét nghiệm dịch khớp có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên tắc điều trị khớp gối viêm đau

Tại sao vấn đề chăm sóc lại được quan tâm? Đó là vì khớp gối rất hay vận động. Mặc dù rất đau và rất giữ gìn nhưng nhiều khi người bệnh vô tình vận động nó vì nó quá cần thiết để thực hiện những động tác từ đơn giản nhất. Song có một điều hết sức quan trọng trong điều trị là nếu chỉ dựa vào thuốc mà không chăm sóc nó xứng đáng thì nó khó lòng mà hồi phục hoàn toàn.Dưới đây là 3 nguyên tắc không bao giờ được quên với cả bác sĩ và người bệnh trong điều trị viêm khớp gối.

Nguyên tắc 1

Căn dặn bệnh nhân đầy đủ. Nếu bạn chỉ kê đơn thuốc rồi vội vàng “xong” để sang người tiếp theo thì kể như bạn cầm chắc một cái hẹn với người bệnh trong một vài ngày tới. Bạn cần bình tĩnh khám và ước lượng mức độ bệnh để ra chỉ định thuốc đầy đủ. Song hành với đó là căn dặn bệnh nhân về chế độ hạn chế vận động thật kỹ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Ở đây, sự căn dặn chăm sóc quan trọng như chính việc căn dặn dùng thuốc vậy.

Luyện tập và điều trị khi bị chấn thương đầu gối

Mỗi năm tại các bệnh viện chấn thương chỉnh hình tiếp nhận không ít các bệnh nhân bị chấn thương đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau.  Đầu gối là một trong những bộ phận cơ thể mà người tập luyện thể dục thể thao cần phải bảo vệ kỹ càng nhất. Vì vậy cần có chế độ tập luyện và điều trị kỹ càng nếu có chấn thương xảy ra.

Trị bệnh đau lưng ở dân văn phòng

Đau lưng hoặc dau cot song lung đều là những triệu chứng thường gặp của dân văn phòng. Bệnh đau lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.Cùng tìm hiểu về cách trị bệnh đau lưng ở dân văn phòng trong bài viết dưới đây.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư của bệnh nhân viêm khớp

Những người bị bệnh viêm khớp có nguy cơ mắc phải 8 loại bệnh ung thư dưới đây. Cùng tìm hiểu để phòng tránh các loại ung thư này nhé.

1. Ung thư phổi

Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao. Dù tỉ lệ bị ung thư phổi thấp hơn những người hút thuốc nhưng những người bị viêm khớp mà không hút thuốc cũng có nguy cơ bị ung thư phổi do viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm phổi.