Đồ uống có ga, nhiều đường gây hại cho khớp gối

Đồ uống có ga và nhiều đường không chỉ làm gia tăng nguy cơ lão hóa nhanh, bệnh béo phì mà còn làm nghiêm trọng hơn bệnh viêm khớp gối, thậm chí gây thoái hóa khớp. Đó là kết luận từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, bác sĩ của bệnh viện Bringham và bệnh viện Phụ nữ Boston (Mỹ).
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã nghiên cứu bệnh án của 2.149 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp sau khi chụp X-quang. Khi tiến hành nghiên cứu, những bệnh nhân này phải trả lời một bảng câu hỏi có liên quan đến tần suất và số lượng đồ uống có ga, nhiều đường hàng ngày của họ.
Các nhà khoa học đã đánh dấu mốc thời gian nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của bệnh viêm khớp của những bệnh nhân này sau 12, 24, 36 và 48 tháng. Kết quả cho thấy, sau 1 tuần dùng đồ uống có ga, nhiều đường thì tình trạng viêm khớp của họ lại càng nghiêm trọng hơn. Những vùng khớp bị ảnh hưởng của các bệnh nhân này trung bình tăng khoảng 0,29mm, và tăng 0,59mm ở những người đã dùng 5 lần hoặc nhiều hơn nữa loại đồ uống có ga, đường (như soda) so với những người khác.

Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng, quá trình thoái hóa khớp sẽ xảy ra nhanh hơn đối với những người đàn ông có cân nặng khiêm tốn, nếu bệnh nhân đó thường xuyên dùng đồ uống có ga, nhiều đường. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Lu Bing cho biết: “Nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy,  chúng ta có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình để ngăn ngừa và chống lại căn bệnh viêm khớp gối. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng”.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Đối với bệnh Thoái hóa khớp, tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn hai phương pháp: Phương pháp phẫu thuật và phương pháp không phẫu thuật.
Phương pháp không phẫu thuật
1. Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận
2. Thuốc bổ sung sụn: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược.
3. Tiêm thuốc  corticoide: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.
4. Tiêm thuốc Hyarulonic acid: đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm
5. Nẹp gối: giúp khớp gối vững vàng hơn

Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh lý xương khớp

Để phòng ngừa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học. Dưới đây là một số gợi ý về dinh dưỡng để bảo vệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 – 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 – 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
Sữa: nên uống 2 – 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
Chất béo: nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu phộng… trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê.
Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh: các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.

Thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về căn bệnh này và chế độ luyện tập thể thao hằng ngày.

Bệnh nhân bị bệnh này thường thấy đau vùngkhớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.
Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt bình thường.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng. Việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao phù hợp để tham gia.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Bác sĩ Thành Ý cho biết, khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh. Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...

Do đó, để tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.

Thay khớp háng ở người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường bị loãng xương nên dù chỉ bị chấn thương nhẹ xương cũng rất dễ gãy. Một trong những loại gãy xương thường gặp nhất là gãy cổ xương đùi. Theo thống kê, những người từ 50 tuổi trở lên đều có thể bị chấn thương này và có rất nhiều trường hợp phải thay khớp háng.
Gãy cổ xương đùi xảy ra khi nào?
Gãy cổ xương đùi là một loại gãy xương nặng, khó liền xương và thường có nhiều biến chứng. Đây là loại gãy xương thường gặp ở người lớn tuổi, liên quan đến tình trạng loãng xương và nuôi dưỡng kém của cổ và chỏm xương đùi.
Những trường hợp đi trên nền láng, trơn và bị trượt té, ngồi bệt xuống đất; sau đó thấy đau vùng háng và không thể đứng dậy đi có thể là dấu hiệu của gãy cổ xương đùi. Khi đó, bệnh nhân cần được chụp Xquang khớp háng bên bị đau để xác định chính xác chấn thương. Nếu kết quả Xquang cho thấy bị gãy cổ xương đùi, bệnh nhân phải được điều trị ngay tại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Gãy cổ xương đùi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương gây đau đớn, bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ; từ đó sinh ra những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, tắc mạch ở các cơ quan bộ phận do ứ trệ tuần hoàn.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên trở lên. Để phòng bệnh ngay từ lúc còn trẻ thì mỗi cá nhân nên có một chế độ ăn thích hợp để tăng cường sức khỏe xương khớp cũng như phòng các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp... Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi là bí quyết tuyệt vời giúp bạn luôn khỏe mạnh, xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Hãy tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây nhé.
 Quả cà chua: cà chua là loại thực phẩm xanh cực kì có lợi cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn vitamin và dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp collagen cho cơ thể. Cà chua giúp bảo vệ xương khớp, phòng chống thoái hóa, giảm đau khớp nhanh chóng. Nghiên cứu đã chứng minh hạt cà chua có thể thay thế chất aspirin có công dụng kháng viêm, giảm đau cực kì hiệu quả và an toàn.
 Ngũ cốc: đậu nành, các loại hạt… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa.

Điều trị gãy xương cẳng tay

Nguyên tắc điều trị trước hết trong sơ cứu là bất động ổ gãy, giảm đau. Khi điều trị thực thụ, các nguyên tắc là nắn - bất động hai xương -  tập vận động. Có 2 phương pháp điều trị, đó là điều trị không mổ và điều trị bằng phẫu thuật. Chúng ta hãy cùng tham khảo các phương pháp điều trị trong chấnthương chỉnh hình.

1. Điều trị không mổ
Đối với trường hợp ít di lệch hoặc di lệch không hoàn toàn, bác sĩ sẽ nắn nhẹ nhàng theo trục chi, sau đó bó bột cánh cẳng bàn tay rạch dọc. Trẻ em thời gian bó bột là 6-8 tuần, người lớn 10-12 tuần.
Đối với trường hợp gãy di lệch, áp dụng gãy 1/3 dưới cẳng tay, trước hết, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây vô cảm. Trẻ em sẽ phải nhịn ăn 6 giờ và sau đó gây mê tĩnh mạch. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, vai dạng 90 độ, khuỷu gấp 90 độ, lắp đai vải ở 1/3 dưới cánh tay kéo ngược lên đầu. Phụ tá sẽ một tay nắm ngón cái kéo theo trục của xương quay, lực kéo này là chính. Tay kia nắm ngón 2,3,4 kéo về phía trụ. Bác sĩ chính sẽ chữa di lệch và tách rộng màng gian cốt bằng cách bóp vào giữa hai xương cẳng tay.

Chữa thành công ung thư xương từ virus sởi

Một bệnh nhân 49 tuổi vừa được chữa khỏi ung thư xương bằng liệu pháp tiêm virus sởi dạng đặc biệt vào cơ thể.
Bệnh nhân Stacy Erholtz 49 tuổi, mắc bệnh đa u tủy - một dạng ung thư xương ở giai đoạn tiến triển mạnh - đã được thử nghiệm tiêm một liều lớn virus sởi vào tĩnh mạch. Kết quả cho thấy khối u nhỏ dần lại trong 36 giờ sau tiêm và biến mất trong vài tuần. Bệnh nhân được xác định thuyên giảm bệnh hoàn toàn trong hơn 6 tháng qua.

Trước đó bệnh nhân đã trải qua nhiều phác độ điều trị khác nhau trong nhiều năm nhưng không thành công. Đa u tủy là một loại ung thư của các tế bào huyết tương trong tủy xương, gây ra các khối u mô xương hoặc mềm.
Chữa thành công ung thư xương từ virus sởi

Một bệnh nhân 49 tuổi vừa được chữa khỏi ung thư xương bằng liệu pháp tiêm virus sởi dạng đặc biệt vào cơ thể. Ảnh: rawstory

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo do thoái hóa khớp gối

Thay khớp gối nhân tạo được chỉ định khi thoái hóa khớp gối độ 3, độ 4, người bệnh đau nhiều, điều trị nội khoa không kết quả, khớp gối bị biến dạng, lệch trục nhiều... Thay khớp gối nhân tạo giúp người bệnh giảm triệu chứng đau, lấy lại chức năng vận động của khớp gối và trở lại cuộc sống hàng ngày.

1.     Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa khớp gối
 Đau: có tính chất cơ học, đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Người bệnh có thể đau 1 hoặc cả 2 bên khớp gối
Hạn chế vận động
Cứng khớp khi không vận động, hay gặp vào buổi sáng
Có tiếng lạo xạo trong khớp khi cử động
Sờ thấy phì đại xương
Không có biểu hiện viêm tấy đỏ vùng gối

2.     Triệu chứng cận lâm sàng của thoái hóa khớp gối
 X quang:
Hẹp khe khớp không đồng đều: dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp
Mọc gai xương: gai xương mọc ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn, gai xương có hình thô và đậm đặc 
Đặc xương dưới sụn: phần xương đặc có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn ở phần đầu xương
Dựa vào Xquang, Kellgren và Lawrence phân loại như sau
+ Giai đoạn 1: gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
+ Giai đoạn 2: gai xương rõ
+ Giai đoạn 3: hẹp khe khớp vừa
+ Giai đoạn 4: hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner):
Có thể phát hiện những tổn thương nhỏ của sụn khớp và phần xương dưới sụn

Chụp cộng hưởng từ (MRI):
-         Sụn khớp mỏng
-         Gai xương ở rìa
-         Sụn chêm mất hoàn toàn hoặc hủy hoại rõ rệt
-         Dây chằng chéo rách một phần hoặc hoàn toàn
-         Các dị vật có xu hướng tập trung thành đám ở túi cùng trên xương bánh chè hoặc kén Baker
-         Tràn dịch khớp gối
-         Các kén dưới sụn hoặc các hốc dưới sụn
-         Quá phát hoặc dày màng hoạt dịch

Nội soi khớp
Là phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp chính xác nhất. Có thể nhìn thấy trực tiếp các thương tổn sụn ở các mức độ khác nhau, đồng thời phối hợp điều trị phẫu thuật nội soi khớp gối

3.     Chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo:
-         Thoái hóa khớp gối độ 3, độ 4
-         Đã điều trị nội khoa nhưng không kết quả

-         Biến dạng khớp gối nặng, ảnh hưởng đến đi lại và sinh hoạt hàng ngày

Theo Benh vien fv 

Chế độ ăn uống đối với người bị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi. Trong đa số trường hợp, thuốc men chỉ tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt... Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của những biện pháp này.

Việc áp dụng chế độ ăn kiêng chỉ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Trong khi chế độ ăn hợp lý lại giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho biết, viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm (bệnh nhân bị sốt, khớp bị sưng đau). Điều này làm tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Họ cần ăn uống nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng

Theo bác sĩ Hưng, người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, họ cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Thức ăn càng đa dạng càng tốt. Hàm lượng khuyến cáo với từng thành phần dinh dưỡng là:

1. Rau trái: Nên dùng trên 300 g rau và 200 g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).
2. Chất đạm: Dùng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.
3. Chất béo: Không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...
4. Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

5. Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.