Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp

Đối với bệnh Thoái hóa khớp, tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn hai phương pháp: Phương pháp phẫu thuật và phương pháp không phẫu thuật.
Phương pháp không phẫu thuật
1. Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận
2. Thuốc bổ sung sụn: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược.
3. Tiêm thuốc  corticoide: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.
4. Tiêm thuốc Hyarulonic acid: đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm
5. Nẹp gối: giúp khớp gối vững vàng hơn

Phương pháp phẫu thuật
Khi bệnh thoái hoá khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng, sau khi dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh.
1. Nội soi
Sau khi vô cảm, bằng  vài đường rạch da nhỏ, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp gối để kiểm tra và làm sạch khớp gối. Cắt hoạt mạc đang bị viêm bằng dao đốt điện, lấy bỏ những mạnh sụn bị bong ra có thể gây kẹt khớp, làm sạch những chổ rách của sụn chêm… Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.
2. Đục xương chỉnh trục
Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn được khu trú trong một ngăn của khớp gối ( có thể là ngăn trong hoặc ngăn ngoài) đồng thời gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì bác sĩ sẽáp dụng phương pháp đục xương chỉnh trục.
Thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gốo chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.
3.Thay khớp nhân tạo
Nếu khớp gối đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, các bác sỹ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới vào trong khớp gối. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lợp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây gìơ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt.

Trên đây là những điểm cơ bản vềcác phương pháp điều trị bệnh thóai hóa khớp gối. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Không có phương nào là tốt hơn phươngpháp nào. Nhưng đối với một người bệnh cụthểthì chỉcó một phương pháptốt nhất. Chính vì vậy nếu khám xét cẩn thận, đánh giá chính xác và chú ý đến nhiều yếu tốliên quan khác thì người bệnh sẽnhận được phương pháp hiệu quả nhất.