Tìm hiểu về viêm khớp vai

Viêm khớp vai là một căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết rõ về triệu chứng cũng như cách chữa trị bệnh. Điều này rất quan trọng để giúp quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Viêm khớp vai là tình trạng đau quanh khớp ở vùng vai, nguyên nhân là do tổn thương các phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ dây chằng, viêm bao khớp, sụn khớp và màng dịch họa. Triệu chứng của viêm khớp vai là đau âm ỉ xung quanh các khớp, lúc đầu là những cơn đau nhẹ xung quanh vai. Khi bệnh phát triển có thể gây ra chứng viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động của khớp vai.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Đau khớp vai, viêm khớp vai hay rách nhóm gân cơ xung quanh vai là do vận động quá mức trong thể thao, thường gặp ở các môn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ…Với các nguyên nhân như: Chơi quá sức, khởi động không kỹ, thể lực cơ bắp không đủ, hoặc yếu trong người khi chơi. Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, smash hay rờ-ve trong tennis, cú smash, đánh phong trong cầu lông; , giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…
Chẩn đoán và chữa trị
Khi bị chấn thương đau vai, chúng tôi khuyên bạn nên làm những việc sau:
Ngừng chơi cho đến khi vai trở lại bình thường
Chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tắm nước nóng toàn thân.
Phải treo tay lên nếu đau nhiều.
Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.
Nghỉ chơi ít nhất 3 -7 ngày. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau.
Không nên nằm ngủ đè lên vai đau.
Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng sau một tuần bệnh không thấy thuyên giảm, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa xương khớp hoặc chấn thương thể thao để chuẩn đoán và có kế hoạch chữa trị bệnh kịp thời, hồi phục lại chức năng vận động của khớp vai.

Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị thoái hóa khớp

Hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp không còn hạn chế và khó khăn như trước đây, có nhiều phương pháp hiệu quả đã được áp dụng phổ biến, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Một số xu hướng điều trị hiện nay 
Điều trị không dùng thuốc: Thường chỉ định cho bệnh nhẹ, sử dụng những phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại, hoặc máy phát sóng ngắn, máy siêu âm. Xung điện giảm đau cũng có tác dụng rất tốt. Để bảo đảm hiệu quả và tránh tai biến khi thực hiện, cần có ý kiến bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, trong giai đoạn thuyên giảm đau, liệu pháp vận động cũng có tác dụng rất tốt. Còn lúc đau nhiều thì nên nghỉ ngơi để khớp không phải hoạt động nhiều.
Điều trị dùng thuốc: Khi những biện pháp trên không đạt kết quả như ý, bác sĩ cho dùng thêm thuốc kháng viêm giảm đau và thuốc giãn cơ. Những thuốc này thường có tác dụng phụ trên dạ dày, có nguy cơ gây viêm loét, xuất huyết hoặc thủng dạ dày nhất là đối với người cao tuổi, vì vậy phải hết sức chú ý.
2. Những chú ý trong điều trị thoái hóa khớp
Trong đợt cấp: Đối với thoái hoá khớp chủ yếu là vận động liệu pháp, nhưng trong các đợt cấp phải nằm bất động trong suốt thời gian bệnh cấp tính. Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau, tuy nhiên cần chú ý tác dụng phụ của thuốc với nguy cơ gây loét dạ dày hoặc đau đầu, chóng mặt. Tiêm vào vùng đau khi cần thiết có thể làm giảm cơn đau, nhưng cần được vô khuẩn tốt để tránh viêm khớp mủ và không nên tiêm nhiều lần vào trong khớp.

Cần biết về điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh lý diễn tiến theo thời gian cùng với sự lão hóa , điều mà không ai có thể tránh khỏi. 
 Xã hội không ngừng phát triển thì tuổi thọ của con người cũng ngày một được nâng cao. Điều này đồng nghĩa với việc: số người trung niên và lớn tuổi ngày một chiếm tỉ lệ lớn. Khi đó, các bệnh lý cơ xương khớp sẽ không chỉ là vấn đề nan giải đối với riêng ngành y mà còn là mối lo của toàn xã hội. Vì bệnh không chỉ gây đau đớn, biến dạng chi khiến sinh hoạt, đi lại khó khăn mà còn có thể gây tàn phế, làm giảm chất lượng sống của bản thân bệnh nhân và cả gia đình.
Việc chẩn đoán thoái hóa khớp hoàn toàn không khó, cái khó chính là làm sao cho bệnh nhân hiểu và sống chung một cách “hòa bình”, yên ổn với thoái hóa khớp. Một số bệnh nhân thường có xu hướng chủ quan, lơ là không quan tâm. Số khác lại lo lắng quá mức và luôn đi tìm các loại thuốc với mong muốn làm cho tình trạng thoái hóa này “biến mất” vĩnh viễn. Cả hai đều không phải là cách tốt nhất để ứng phó với thoái hóa khớp. Nếu bỏ mặc đến đâu hay đến đó, quá trình thoái hóa khớp sẽ ngày một tăng tốc khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Và cũng rất tiếc là cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp điều trị hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này.
Cho đến hiện tại, mục tiêu của việc điều trị là làm sao cho bệnh nhân thoái hóa khớp không đau khi sinh hoạt hằng ngày. Và lý tưởng nhất, là làm thế nào để khớp được phục hồi, đặc biệt là lớp mô sụn – thành phần quan trọng của khớp. Tuy nhiên, việc này cho đến hôm nay vẫn là niềm mơ ước đối với ngành y.
Biện pháp điều trị thoái hóa khớp phải bao gồm chế độ luyện tập và thuốc men. Trong biện pháp thuốc có cả thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, steroid và bổ sung các dưỡng chất cho khớp. Dùng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa. Thuốc cũng sẽ khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, nếu sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận…

Thử nghiệm thành công dùng virus sởi chữa ung thư xương

Dựa trên nguyên lý virus sau khi xâm nhập cơ thể sẽ phá hủy các mô, một nhóm nhà khoa học Mỹ đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh ung thư xương bằng cách rất đơn giản - đó là tiêm vào cơ thể bệnh nhân một lượng cực lớn virus gây bệnh sởi đã được biến đổi đặc biệt.

Các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu và điều trị y tế Mayo cho biết họ đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhân đầu tiên là một phụ nữ Mỹ 49 tuổi mắc bệnh đa u tủy - một dạng ung thư xương ở giai đoạn tiến triển mạnh.

Trên khắp cơ thể bệnh nhân này mọc các khối u lớn, trong đó có một khối u đường kính 3cm trên trán. Bệnh nhân trước đó đã trải qua nhiều phác đồ điều trị khác nhau, song không thành công và bệnh thường tái phát. Tuy nhiên, sau sáu tháng điều trị bằng phương pháp nói trên, bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Bác sỹ chuyên khoa huyết học Stephen Russell - trưởng nhóm nghiên cứu, nêu rõ trong cả quá trình điều trị, các bác sỹ đã tiêm tổng cộng 100 tỷ con virus vào cơ thể bệnh nhân. Mỗi liều vaccine ngừa sởi chứa 10.000 virus gây bệnh.