Tìm hiểu về bệnh đau khớp gối và cách phòng tránh



Đau khớp gối là một trong những căn bệnh thường thấy nhất ở tuổi già. Tuy nhiên, mặc dù được nhắc đến rất nhiều, liệu bạn đã hiểu biết đúng về căn bệnh này?

Theo một nghiên cứu mới đây của đại học Keele- Anh, bệnh đau khớp gối ở người già không phải là căn bệnh độc thân. Phần lớn, bệnh này là một phần của hàng chuỗi những cơn đau kinh niên khác.
Hơn 6.000 người từ 50 tuổi trở lên mắc bệnh đau khớp gối đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy 57 % trong số họ cũng đã bị đau ở những vùng khác trên cơ thể như đau ngang thắt lưng, đau cổ và đau hông. Những chỗ đau này khiến tình trạng thể chất của họ kém hơn so với những người khác . 43% bị bệnh khớp còn lại không phát hiện thêm chỗ đau nào khác.

Như vậy, có thể cho rằng phần lớn những người bị đau khớp là do mắc bệnh viêm khớp xương mãn tính. Nhưng những ai bị đau cả ở những vùng khác thì có thể do những nhân tố khác- tiến sĩ Peter Croft , trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Bệnh viêm khớp xương mãn tính rất phổ biến. Nó được biết đến như là các dạng bào mòn của khớp do lớp sụn đệm giữa các khớp nối bị suy thoái theo thời gian, làm sưng tấy, đơ cứng và đau.
Viêm khớp đầu gối có thể gây đau ở chỗ khác thông qua sự tác động đến tư thế, dáng đi hoặc hoạt động. Béo phì có thể là tác nhân gây đau đa phần cơ thể.

Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát hơn, các nhân tố như tình trạng chung của sức khỏe và mức độ nhận thức đau khác nhau sẽ quyết định đến thời gian kéo dài bệnh cũng như phát triển tới các vùng khác trên cơ thể.

10 điều nên làm để tránh tổn thương đầu gối

1. Giữ gìn sức khẻo. Đây là lời khuyên giúp bạn làm giảm sự mệt mỏi đối với khớp đầu gối.

2. Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong ngày.

3. Hoạt động thường xuyên

4. Tránh làm việc nguy hiểm nhất là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.

5. Giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.

6. Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.

7. Áp dụng đúng những thao tác trong khi tập thể dục.

8. Nếu trước đó bạn gặp trục trặc về đầu gối, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra những liệu pháp cụ thể có lợi nhất cho bạn.

9. Bổ sung các bài tập cho đầu gối và luyện tập mọt cách nhẹ nhàng.

10. Hãy nghỉ ngơi. Đôi khi nghỉ nghơi là cách chăm sóc tốt nhất cho đầu gối của bạn. Bạn có thể kiểm chứng bằng chính tình trạng đầu gối của bạn sau khi nghỉ nghơi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể dục bạn nên gác công việc bổ ích đó lại 1 ngày cũng không ảnh hưởng gì.